Lễ trao giải Oscar do Viện hàn lâm tổ chức luôn được xem là Super Bowl của kinh đô điện ảnh Hollywood. Hằng năm, nó thu hút hàng trăm triệu khán giả trên toàn thế giới theo dõi qua màn ảnh nhỏ và được bàn luận sôi nổi trên mọi mạng xã hội. Xuyên suốt lịch sử gần 9 thập kỷ của mình, lễ trao giải Oscar với phong cách hào nhoáng, xa xỉ đã mang đến cho ngành công nghiệp điện ảnh nhiều khoảnh khắc đáng nhớ.
Hãy cùng điểm lại 21 khoảnh khắc đáng nhớ nhất của lễ trao giải Oscar:
Năm 1940: Người da đen đầu tiên đoạt giải Oscar
Năm 1940, Hattie McDaniel đã đoạt giải Oscar tại hạng mục "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất" cho vai diễn Mammy - một nô lệ - trong bộ phim Cuốn theo chiều gió. Khi ấy, cô đã bị buộc ngồi ở phíasau cánh gà do bị cô lập và kỳ thị. "Tôi chân thành hi vọng rằng bản thân sẽ trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho chủng tộc của tôi cũng như ngành công nghiệp điện ảnh", Hattie McDaniel nói trong bài phát biểu. Sự thật là sau đó51 năm mới xuất hiện một người phụ nữ Mỹ gốc Phi khác chiến thắng ở cùng hạng mục. Đó chính làWhoopi Goldberg với bộ phim Ghost (1990).
Năm 1943: Diễn văn nhận giải Oscar dài nhất từ trước đến nay
Có khi nào bạn tự hỏi quy định những người chiến thắng giải Oscar phải kết thúc bài diễn văn nhận giảicủa mình trong 45 giây xuất phát từ đâu không?
Năm 1943,Greer Garson chiến thắng hạng mục "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" cho bộ phim Mrs. Miniver và đãmất hơn 5 phút mới có thể hoàn thànhmàn cám ơn cà lăm của mình trên sân khấu. "Vào thời điểm đó, những người chiến thắng hầu hết chẳng nói gì hoặc nóirất ít. Chưa hết, giải của Garson là giải cuối cùng của buổi tối hôm ấy và đồng hồ đã điểm qua 0 giờ. Chính vì thế, hành động này đãngay lập tức tạo ra cơn địa chấn vào ngày hôm sau và có sức ảnh hưởng tới tận ngày nay", đại diện của Viện hàn lâm cho biết.
Năm 1964: Sidney Poitier trở thành người đàn ông da đen đầu tiên chiến thắng hạng mục "Nam chính"
Vào thập niên 1960, việc kết hôn đa chủng tộc vẫn chưa được hợp pháp hóa tại toàn bộ 50 tiểu bang của Mỹ và đạo luật Dân quyền vẫn chưađược chính thứcký thông qua. Chính vì thế, chiến thắng của Sidney Poitier tại lễ trao giải Oscar lần thứ 36 đã gây chấn động về mọi mặt. Thậm chí, nụ hôn chúc mừng vào má mà Anne Bancroft trao cho Sidney Poitier trên sân khấu cũngđãbị nhiều người kỳ thị đem ra dè bỉu và châm biếm. 38 năm sau, Denzel Washington đã làm được điều tương tự và trùng hợp là đêm đó Sidney Poitier cũng có mặt tại lễ trao giải để nhận giải "Oscar danh dự".
Năm 1969: Hai người cùng chiến thắng chohạng mục "Nữ chính"
Katherine Hepburn trong The Lion in the Winter và Barbra Streisand trong Funny Girl đã đem về 3,030 phiếu bầu mỗi ngườikhi họtranh tài tại hạng mục "Nữ chính xuất sắc nhất" vào năm 1969. Do Katherine Hepburn vắng mặt cho nên sân khấu đã được nhường lại cho Barbra Streisand. Khi ấy, đó là lần thứ 3 lễ trao giải Oscar xuất hiện việc hai người cùng chiến thắng tại một hạng mục. Sau này đãcó thêm 3 lần nữa.
1972: Charlie Chaplin nhận giải Oscar danh dự
Charlie Chaplin là một trong những diễn viên được kính trọng nhất từ trước đến nay mặc dù ông khởi nghiệp vào thời kỳ phim câm. Mặc dù vậy, Charlie Chaplin chưa bao giờ nhận được bất kỳ giải Oscar nào cho đến khi Viện hàn lâm quyết định trao tặng ông giải "Oscar danh dự" vào năm 1972, chỉ 5 năm trước khi ông qua đời và 20 năm sau khi ông bị cấm bước vàoMỹ.
Khi huyền thoại điện ảnh xuất hiện, tất cả những ngườicó mặt khi ấytại khán phòng đã đứng lên và vỗ tay trong suốt 12 phút."Từ ngữ dường như quá vô nghĩa, quá yếu ớt. Tôi chỉ có thể cảm ơn bạn vì đã mời tôi đếnđây", Charlie Chaplin nói.
1973: Marlon Brando từ chối nhận tượng Oscar
Marlon Brando là người đầu tiên sử dụng giải Oscar như một công cụ truyền bá tư tưởng chính trị của mỉnh.
Năm 1973, Marlon Brando đã không có mặt để nhận giải Oscar cho hạng mục "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" cho phim Bố già. Thay vào đó, ông cử nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ bản địa Sacheen Littlefeather lên sân khấu để nói thay mình.Trong trang phục truyền thống của người Apache, Littlefeather phát biểu: "Thật đáng tiếc làMarlon Brando không thể nhận giải thưởng rất hào phóng này. Và lý do cho hành động của ônglà việc ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ đối xử tệvới người da đỏ". Cô sau đóđã nhận được một tràng pháo tay nhiệt liệt từ khán giả.
1974: Người đàn ông khỏa thân trên sân khấu
Năm 1974, nam diễn viên người AnhDavid Niven chuẩn bị giới thiệu Elizabeth Taylor thì bất ngờ nhà hoạt độngRobert Opel xuất hiện trên sân khấu trong tình trạng "trần nhồng nhộng". Điều thú vị là ông không hề bị bắt hay đuổi khỏi lễ trao giải mà thay vào đó còn được xuất hiện trước báo giới như bất kỳ người chiến thắng nào khác. "Bạn biết đấy, mọi người không nên xấu hổ khikhỏa thân trước công chúng. Ngoài ra, đâycũng là một cách tốt để khởi nghiệp", ông nói với phóng viên.
Tuy nhiên, sự nghiệp sau đó của Robert Opel không hề phát triển như mong đợi và chỉ xuất hiện ầm ĩ lần nữa trên báo chí lần nữa khi ông bị ám sát vào năm 1979.
1985: Câu nóigây tranh cãicủa Sally Field
Khi nhận giải "Nữ chính xuất sắc nhất" cho bộphimPlaces in the Heart, Sally Field đã nói: "Tôi không thể phủ nhận một thực tế là tất cả các bạn đều thích tôi, vào lúc này!". Câu nói này sau đó đã bị chế giễu lạibởi nhiều nghệ sĩ khác như Madonna, Jim Carrey... hay các bộ phim bom tấn như Taxi Driver, Star Wars... Năm 2015, Sally Field thừa nhận với The Hollywood Reporter rằng bà chưa cảm nhận hết sự hào hứng cho lần đầu chiến thắng nên hơi thả mình ở lần thứ hai. Kết quả là những câu chữ ấy cứ thế buột ra khỏi miệng.
1988: Chiến thắng của Cher
Hai năm sau khi diện bộ trang phục quái dị gây sốc tới giải Oscar, Cher tiếp tục làm choáng cả thế giới với một thiết kế khác nữa của Bob Mackie. Nó ấn tượng đến mức làm lu mờ cả chiến thắng của bà tại hạng mục "Nữ chính xuất sắc nhất" cho bộ phim Moonstruck.Tronghậu trường, nữ ca sĩ đã trả lời phỏng vấn của các phóng viên:"Bob và tôi đã nghĩ về bộ váy này trong một thời gian dài.Nó đã trải qua rất nhiều thay đổi. Mọi người dường như thấytrang phục này khá kỳ cục, nhưng tôi lại nghĩ nó khá thích hợp cho buổi tối".
Năm 1991: Jack Palance chống đẩy trên sân khấu
Ở tuổi 73, Jack Palanceđoạt giải Oscar tại hạng mục"Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất" cho bộ phim City Slickers sau 2 lần đề cử. Nhằm thể hiện cho sự nhiệt tình của mình, ông đã thực hiện 3cú chống đẩy ngay trên sân khấu. "Không có gì cả đâu", ông nói về hành động bất ngờ của mình.
1994: Màn phát biểu đáng yêu của Anna Paquin
Thông thường, người chiến thắng giải Oscar sẽ bị sốc hoặc bất ngờ khi được xướng tênthế nhưng chưa có ai lại "đứng hình" một cách đáng yêu nhưcô bé 11 tuổi Anna Paquin khi cô chiến thắng hạng mục "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất" cho bộ phim The Piano. Năm 2000, Anna Paquin nói với tờ The Guardian rằng đó là một trải nghiệm thật sự đáng sợ: "Tôi nhớ rất rõ bản thân đã căng thẳng đến mức nào và chẳng thể thốt ralời nào".
(Còn tiếp)
Mai Thảo (theo Harper Bazaar)