Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, khoảng 4.679 tàu, thuyền đang di chuyển đến nơi an toàn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 3 tàu của tỉnh Thanh Hoá chưa nắm được thông tin, hiện đang tích cực liên lạc. Quảng Bình có 298 tàu chưa vào bờ. Giới hạn đỏ cho việc đưa người, phương tiện vào bờ là chiều tối nay, 14.9.

3 tàu của Thanh Hóa mất liên lạc trên biển trước cơn bão lớn

Trí Lâm | 14/09/2017, 11:47

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, khoảng 4.679 tàu, thuyền đang di chuyển đến nơi an toàn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 3 tàu của tỉnh Thanh Hoá chưa nắm được thông tin, hiện đang tích cực liên lạc. Quảng Bình có 298 tàu chưa vào bờ. Giới hạn đỏ cho việc đưa người, phương tiện vào bờ là chiều tối nay, 14.9.

Sáng 14.9, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì hội nghị trực tuyến nhằm đưa ra các giải pháp khẩn cấp ứng phó bão số 10.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, khoảng 4.679 tàu, thuyền đang di chuyển đến nơi an toàn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 3 tàu của tỉnh Thanh Hoá chưa nắm được thông tin, hiện đang tích cực liên lạc. Quảng Bình có 298 tàu chưa vào bờ. Giới hạn đỏ cho việc đưa người, phương tiện vào bờ là chiều tối nay, 14.9.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các lực lượng tiếp tục khẩn trương liên lạc với các phương tiện còn hoạt động trên biển, đặc biệt là 3 phương tiện chưa liên lạc được, kiên quyết yêu cầu phương tiện vào bờ neo đậu. Cùng với đó, việc tổ chức, sắp xếp, chằng néo phương tiện cần được đặc biệt lưu ý. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc kiểm đếm, hướng dẫn các phương tiện vãng lai, phương tiện của địa phương khác; chủ động thông báo, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, đây là cơn bão rất mạnh, nếu không ứng phó kịp thời, hiệu quả, thì thiệt hại sẽ rất lớn; đồng thời yêu cầu các địa phương phải có phương án cụ thể, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước hết tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển. Tại các địa phương bão đổ bộ, triển khai cấm biển, không để tàu thuyền còn hoạt động trong vùng nguy hiểm từ đêm 14.9.

“Đây là trách nhiệm của các Đài thông tin duyên hải, Bộ Tư lệnh biên phòng, Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT, chính quyền địa phương ven biển và gia đình các chủ tàu”, Phó Thủ tướng nói.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu phải chủ động triển khai phương án bảo đảm an toàn đối với các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên biển (bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, trang thiết bị trên các giàn khoan, các công trình thăm dò, khai thác dầu khí, phương tiện liên quan đến hoạt động của dầu khí; đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất của các lực lượng vũ trang hoạt động trên biển, các vùng biển đảo, các nhà giàn.

Cùng với đó, phải đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tại nơi tránh trú, hướng dẫn sắp xếp, neo đậu an toàn, đối với khu vực vùng tâm bão có khả năng đổ bộ có thể kéo tàu thuyền lên bờ hoặc di chuyển sâu vào đất liền để hạn chế thiệt hại tại nơi neo đậu như một số trận bão trước đây; chủ động di dời, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhà nổi.

“Khẩn trương rà soát, kiên quyết sơ tán triệt để người dân tại các khu vực nguy hiểm, tuyệt đối không được để người ở lại trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, trên các tàu thuyền (kể cả ở nơi neo đậu) khi bão đổ bộ vào”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Trong đất liền, Phó thủ tướng yêu cầu nhanh chóng thu hoạch các diện tích lúa đã chín với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất. Khi cần thiết, huy động lực lượng vũ trang, thanh niên,... hỗ trợ nhân dân thu hoạch. Cùng với đó là gia cố các công trình, nhà cửa, cắt tỉa cây xanh chống bão...

Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Phó thủ tướng yêu cầu kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét khi mưa lớn để chủ động sơ tán, di dời đảm bảo an toàn; cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết.

“Đảm bảo an toàn cho người và tài sản, an ninh tại các khu vực người dân sơ tán, an toàn tài sản cho người dân”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu các cơ quan tiếp tục tăng cường thông tin, cập nhật kịp thời diễn biến của bão và công tác chỉ đạo ứng phó, tránh chủ quan.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết diễn biến của bão còn phức tạp, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và đề phòng bão đổ bộ vào bờ sớm hơn dự báo. Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão và mưa lũ do bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương có liên quan hoãn các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với bão theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Hoài Phong
Bài liên quan
YouTuber đình đám gọi Ai Pin là ‘sản phẩm tệ nhất từng đánh giá’, gây bão mạng xã hội X
YouTuber Marques Brownlee chê bai thậm tệ Ai Pin, thiết bị trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty khởi nghiệp Humane, mà anh đặt tiêu đề video là "Sản phẩm tệ nhất mà tôi từng đánh giá đến hiện tại".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia Nguyễn Văn Đỉnh: Cần xem xét tính khả thi của quy định khấu trừ chi phí lấn biển
Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất, chuyên gia cho rằng cần xem xét tính khả thi của quy định khấu trừ chi phí lấn biển.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 tàu của Thanh Hóa mất liên lạc trên biển trước cơn bão lớn