Trả lời báo chí tại cuộc họp báo của Bộ Tư pháp sáng 20.7, ông Nguyễn Văn Lực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) (THADS) cho biết ngày 30.7 tới sẽ có kết luận chính thức vụ đấu giá nhà đất của ông Nguyễn Đức Kiên (“Bầu” Kiên) tại số 5 Hồ Biểu Chánh (TP.HCM) gây chú ý dư luận suốt thời gian qua.

30.7 sẽ kết luận vụ đấu giá nhà đất của 'bầu' Kiên

Trí Lâm | 20/07/2017, 13:32

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo của Bộ Tư pháp sáng 20.7, ông Nguyễn Văn Lực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) (THADS) cho biết ngày 30.7 tới sẽ có kết luận chính thức vụ đấu giá nhà đất của ông Nguyễn Đức Kiên (“Bầu” Kiên) tại số 5 Hồ Biểu Chánh (TP.HCM) gây chú ý dư luận suốt thời gian qua.

Ông Nguyễn Văn Lực cho biết, bản án của toà buộc ông Nguyễn Đức Kiên (“Bầu” Kiên) - cựu Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB - phải nộp 75 tỉ đồng trốn thuế sung vào công quỹ nhà nước. Bản án có hiệu lực từ năm 2014, cơ quan thi hành án đã ra các quyết định thi hành án theo đúng quy định pháp luật. Gia đình ông Kiên nhiều lần hứa hẹn, cam kết nộp tiền nhưng cuối cùng đều không thực hiện được. Điều này buộc cơ quan thi hành án dân sự phải áp dụng cưỡng chế thi hành án theo đúng quy định pháp luật.

Cục THADS quận 10 (TP.HCM) đã kê biên 3 bất động sản của “Bầu” Kiên để đảm bảo thi hành án. Trong quá trình thi hành án đã phát sinh khiếu nại tố cáo của gia đình ông Kiên liên quan đến việc đấu giá nhà đất tại số 5 Hồ Biểu Chánh.

Sau khi báo chí phản ánh, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, xác minh toàn bộ việc thi hành án, bán đấu giá tài sản đối với ông Nguyễn Đức Kiên. Đoàn kiểm tra đã thu giữ hồ sơ và kiểm tra hồ sơ thi hành án, trực tiếp làm việc với lãnh đạo, chấp hành viên Cục Thi hành án TP.HCM và Chi cục Thi hành án quận 10 và các đơn vị thẩm định giá, thu giữ hồ sơ tài liệu liên quan đến thẩm định giá, bán đấu giá, và đặc biệt là liên quan đến gia đình ông Nguyễn Đức Kiên, bà Đặng Ngọc Lan - vợ ông Kiên.

“Theo kế hoạch, tới ngày 30.7 tới, Tổng cục THADS sẽ ban hành kết luận chính thức. Khi có kết luận, chúng tôi sẽ có thông tin gửi tới các cơ quan báo chí quan tâm tới sự việc này. Trong trường hợp gia đình ông Nguyễn Đức Kiên, bà Đặng Ngọc Lan không đồng ý với kết luận kiểm tra thì lãnh đạo Bộ Tư pháp sẽ trực tiếp xem xét và giải quyết sự việc này”, ông Lực nói.

Theo bản án của TAND Tối cao tại Hà Nội, để đảm bảo thi hành án, cơ quan Cảnh sát điều tra đã kê biên 3 nhà đất tại TP.HCM. Cuối tháng 9.2015, Cục THADS TP. Hà Nội có quyết định ủy thác cho Chi cục THADS quận 10 và đơn vị này ra quyết định thi hành án chủ động, phân công chấp hành viên thực hiện.

Tuy nhiên, trong quá trình đấu giá, thi hành án, bà Ngọc Lan - vợ ông Kiên cho rằng việc đấu giá ngôi nhà do Chi cục THADS quận 10 thực hiện có nhiều sai phạm và bà không có cơ hội để thực hiện quyền ưu tiên mua, không được nộp tiền để nhận lại căn nhà; cho rằng Chi cục THADS quận 10 nhận ủy thác thi hành án trái luật, vì tài sản bầu Kiên phải thihành án ở nhiều nơi, nên cơ quan THADS phải ủy thác đến nơi có giá trị tài sản lớn nhất.

Bà Lan tố cáo chấp hành viên đã tự ý phân chia tài sản, là nhà đất nói trên, giữa bà và bầu Kiên trong quá trình thi hành án. Bà cũng khiếu nạiviệc thông báo bán đấu giá tài sản trên Đài Tiếng nói Việt Nam cũng là bất thường.

Trước đó, VKSND TP.HCM từng kiến nghị Chi cục trưởng Chi cục THADS quận 10 (TP.HCM) chỉ đạo khắc phục các thiếu sót, vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án, tránh những thiếu sót, vi phạm tương tự xảy ra. Đồng thời, phải tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, thiếu sót, vi phạm của chấp hành viên để rút kinh nghiệm chung và thông báo cho VKSND TP.HCM biết kết quả.

VKSND Tối cao đã có văn bản gửi VKSND TP.HCM khẳng định, trình tự, thủ tục thi hành án trong việc tổ chức thi hành Bản án số 570/2014 liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên của cơ quan thi hành án dân sự có nhiều vi phạm, trong đó có những vi phạm có tính chất nghiêm trọng.

VKSND Tối cao yêu cầu VKSND TP.HCM xem xét, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, ban hành kháng nghị (nếu còn thời hạn) hoặc kiến nghị yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hủybỏ kết quả bán đấu giá, tổ chức lại việc thi hành án đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả cho VKSND Tối cao được biết.

Tuy nhiên, tại văn bản trả lời của Chi cục THADS quận 10 ngày 30.12.2016 do ông Võ Giang, Chi cục trưởng, ký đã phản bác toàn bộ quan điểm của Viện KSND TP.HCM và khẳng định Chi cục đã làm đúng theo quy định, trong đó Chi cục cho rằng việc nhận ủy thác là đúng vì ban đầu chưa xác định được giá trị các căn nhà. Mặt khác, việc xác định giá trị tài sản để thi hành ánchỉ mang tính chất tương đối, giá trị tài sản chỉ được xác định rõ khi đã tổ chức bán đấu giá thành các tài sản đó. Cho nên, việc Chi cục THADS quận.10 tiếp nhận hồ sơ ủy thác, ra quyết định thi hành ánvà phân công chấp hành viên tổ chức thi hành ánlà có căn cứ.

Yêu cầu "nộp phạt" khi sinh con thứ 3 là trái luật

Cũng tại cuộc họp báo, liên quan đến việc người dân ở một số địa phương phải “nộp phạt” hoặc “tự nguyện đóng góp” một khoản tiền khi đăng ký khai sinh cho con thứ ba trở lên mà báo chí phản ánh, Chánh văn phòng Bộ tư pháp Đỗ Đức Hiển cho biết Bộ Tư Pháp đã chỉ đạo Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản QPPL kiểm tra, xác minh tại một số địa phương được phản ánh.

Kết quả kiểm tra cho thấy, sự việc báo chí phản ánh là có thực, các địa phương cho biết đây là một trong những biện pháp được một số địa phương áp dụng nhằm hạn chế tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên. Tuy nhiên, việc yêu cầu người dân phải “nộp phạt” hoặc “tự nguyện đóng góp” một khoản tiền mới được đăng ký khai sinh đối với trường hợp sinh con thứ ba trở lên là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành (Bộ luật Dân sự, Luật Trẻ em, Luật Hộ tịch và Luật xử lý vi phạm hành chính).

Để khắc phục tình trạng này, Cục Hộ tịch đã có Công văn gửi Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chỉ đạo các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn thực hiện đúng quy định và tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký khai sinh cho trẻ em; không có bất cứ hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; rà soát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực này để chấn chỉnh kịp thời.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
30.7 sẽ kết luận vụ đấu giá nhà đất của 'bầu' Kiên