Hoạt động mua bán vũ khí cấp cao tăng cấp cao nhất trong 5 năm qua, khi Trung Đông tăng gần gấp đôi số vũ khí nhập khẩu, theo báo cáo hàng năm do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 20. 2

5 năm qua, mua bán vũ khí cao cấp tăng mạnh

Trần Trí | 20/02/2017, 19:54

Hoạt động mua bán vũ khí cấp cao tăng cấp cao nhất trong 5 năm qua, khi Trung Đông tăng gần gấp đôi số vũ khí nhập khẩu, theo báo cáo hàng năm do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 20. 2

SIPRI cho biết từ năm 2012 đến 2016, ngàycàng có nhiều vũ khí được chuyển giao hơn, so với bất kỳ giai đoạn 5 năm nào khác tính từ năm 1990.

Saudi Arabia đang can thiệp quân sự vào Yemen khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng, là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn hàng thứ nhì thế giới (tăng 212 %) sau Ấn Độ. Châu Á là khu vực nhập vũ khí nhiều nhất, vào lúc Ấn Độ vượt qua hai đối thủ Trung Quốc và Pakistan, chiếm 13 % tổng số vũ khí nhập khẩu. Ấn Độ chủ yếu mua vũ khí Nga trong khi Saudi Arabia dựavào vũ khí Mỹ.

Nga và Mỹ chiếm hơn một nửa số vũ khí xuất khẩu. Trung Quốc, Pháp và Đức cũng nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Nhà nghiên cứu cấp cao Siemon Wezeman thuộc chương trình chi mua vũ khí của SIPRI nói: Vì không có công cụ kiểm soát mua bán vũ khí toàn cầu, các nước châu Á tiếp tục phát triển kho vũ khí. Ông nêu bật chuyện Việt Nam có tỷ lệ nhập khẩuvũ khí 212 %, lọt vào nhóm 10 nước nhập khẩu nhiều nhất, dù trước đó Việt Nam xếp hạng 29.

Ông Wezeman nói: "Vào lúc Trung Quốc đang ngày có khả năng thay thế số vũ khí nhập khẩu bằng sản phẩm nội địa, Ấn Độ vẫn lệ thuộc công nghệ vũ khí của nhiều nhà cung cấp gồm Nga, Mỹ, các nước châu Âu, Israel và Hàn Quốc.

Qatar có tỷ lệ nhập khẩu vũ khí 245 %, nhưng Iran đang bị cấm vận vũ khí chỉ nhận 1,2% số vũ khí chuyển giao đến khu vực Trung Đông. Iran đã nhận hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga trong đợt nhập khẩu vũ khí lớn đầu tiên của nước này kể từ năm 2007.

Ngoại trưởng IranMohammad Javad Zarif đã phàn nàn "chúng tôi chỉ chi chút tiền để mua vũ khí", so với các nước láng giềng Ả rập của Iran.

Nhà nghiên cứu cấp cao Pieter Wezeman của SIPRI nói: "Trong 5 năm qua, hầu hết các nước ở Trung Đông đã hướng về Mỹ và châu Âu trong cuộc theo đuổi khả năng quân sự của họ.Nhu cầu trang bị vũ khí cao ở Trung Đông ngược với chuyện giá dầu rớt. Dù vậy, các nước này tiếp tục đặt mua nhiều vũ khí hơn trong năm 2016, xem chúng là công cụ cần thiết để đối phó xung đột và căng thẳng khu vực".

Trung Quốc củng cố vai trò một nhà cung cấp vũ khí hàng đầu, tăng cường xuất khẩu lên 6,2 %, so với tỷ lệ chỉ 3,8 % từ năm 2007 đến 2011.

Đức giảm xuất khẩu 36% trong cùng kỳ. Algeria là nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất châu Phi.

3 khách hàng chính của Mỹ là Saudi Arabia, các tiểu vuông quốc Ả rập thống nhất và Thổ Nhĩ Kỳ. Saudi Arabia là thị trường béo bở nhất của Anh. Gần một nửa trong tổng số vũ khí Anh được bán cho Saudi Arabia.

Aude Fleurant, giám đốc chương trình chi mua vũ khí của SIPRI cho biết:Mỹ cung cấp vũ khí cho ít nhất 100 quốc gia trên thế giới, nhiều hơn bất kỳ quốc gia xuất khẩu nào. Chiến đấu cơ hiện đại, tên lửa hành trình cùng các loại vũ khí chính xác và hệ thống tên lửa phòng thủ và phòng không chiếm số lượng đáng kể trong lô hàng xuất khẩu của Mỹ.

Kim Hương (theo Guardian)

Bài liên quan
Nhóm nghiên cứu hướng dẫn cách dùng chip AI Nvidia giá rẻ tăng hiệu suất vũ khí siêu thanh
Một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc đưa ra hướng dẫn từng bước cho phép bất kỳ ai đang sở hữu chip trí tuệ nhân tạo (AI) giá rẻ có thể tăng hiệu suất của vũ khí siêu thanh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 năm qua, mua bán vũ khí cao cấp tăng mạnh