So với giai đoạn năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19), còn 8 quốc gia chưa mở lại các đường bay thường lệ đi, đến Việt Nam.

8 quốc gia chưa mở lại các đường bay thường lệ với Việt Nam

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 25/03/2022, 17:35

So với giai đoạn năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19), còn 8 quốc gia chưa mở lại các đường bay thường lệ đi, đến Việt Nam.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về tình hình khai thác vận tải hàng không nội địa và quốc tế. Theo đó, tính đến tháng 3, thị trường nội địa có 6 hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác trung bình từ 55-60 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với 19 sân bay địa phương theo hệ thống mạng đường bay trục - nan, liên vùng, nội vùng rộng khắp toàn quốc.

tau-bay-vietjet.jpg
Tính đến tháng 3, thị trường hàng không quốc tế có 23 hãng hãng không nước ngoài và Việt Nam (Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airaways) khai thác đi/đến 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Dự kiến sản lượng thông qua các Cảng hàng không trong quý 1/2022: vận chuyển hành khách nội địa thông qua đạt 13 triệu khách, giảm 13,3% so với cùng kỳ 2021; vận chuyển hàng hóa nội địa thông qua đạt 98 nghìn tấn, giảm 5% so với cùng kỳ 2021.

Dự kiến vận chuyển hành khách của các hãng hàng không Việt Nam trong quý 1/2022: vận chuyển hành khách nội địa là 6,5 triệu khách, giảm 12,5% so với cùng kỳ 2021; Vận chuyển hàng hóa nội địa đạt 48,4 nghìn tấn, giảm 8,8% so với cùng kỳ 2021.

Đối với tình hình khai thác vận tải hàng không quốc tế, ngoài các thị trường đã được triển khai khai thác thường lệ trong tháng 1.2022 (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Bắc (Trung Quốc), thì các đường bay đến Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Anh, Nga được khai thác với tần suất tăng dần theo lộ trình ngay trong tháng 2 và triển khai tới các hãng hàng không việc mở cửa hoàn toàn sau ngày 15.3.

Đối với đường bay đến Nga, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc Vietnam Airlines tạm dừng khai thác đường bay đến Nga là lý do bất khả kháng để tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời, Cục cũng báo cáo Bộ Giao thông vận tải đề nghị có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải Nga cũng như đề nghị Bộ Ngoại giao thông báo các cơ quan liên quan của Nga về lý do Vietnam Airlines tạm dừng khai thác đường bay.

Đồng thời, Cục cũng có văn bản gửi Nhà chức trách hàng không Nga để thông báo cụ thể về nội dung này và sẵn sàng cấp phép khai thác cho các hãng hàng không Nga khai thác đến Việt Nam khi có đề nghị.

Tính đến tháng 3, thị trường hàng không quốc tế có 23 hãng hãng không nước ngoài và Việt Nam (Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airaways) khai thác đi/đến 20 quốc gia, vùng lãnh thổ. So với giai đoạn năm 2019 (trước dịch COVID-19), còn 8 quốc gia chưa mở lại các đường bay thường lệ đi, đến Việt Nam gồm: Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Macao, Phần Lan, Ý, Thụy Sỹ. Các hãng hàng không khai thác 67 đường bay đi/đến Việt Nam, chủ yếu là khai thác đi/đến 2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Giai đoạn sau mở cửa từ ngày 15-21.3.2022, Singapore là hãng hàng không khai thác với tần suất lớn nhất 45 chuyến khứ hồi/tuần, tăng 2 chuyến so với tuần trước khi mở cửa du lịch và đạt 36% so với cùng kỳ năm 2019; số khách vận chuyển giữa Việt Nam và Nhật Bản cao nhất 10,3 nghìn khách trong số các quốc gia hiện đang khai thác (đạt 18,1%/tổng khách vận chuyển).

Dự kiến từ tháng 4 sẽ có thêm các đường bay từ Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc đến Đà Nẵng. Sản lượng thông qua các Cảng hàng không trong quý 1/2022 dự kiến số hành khách quốc tế thông qua đạt 321 nghìn khách, tăng 176,2% so với cùng kỳ 2021; hàng hóa quốc tế thông qua đạt 292 nghìn tấn, tăng 21,1% so với cùng kỳ 2021.

Dự kiến vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam trong quý 1/2022 là vận chuyển hành khách quốc tế đạt 141,6 nghìn khách, tăng 441% so với cùng kỳ 2021; vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 38 nghìn tấn, tăng 113,9% so với cùng kỳ 2021.

Thị phần vận chuyển quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam trong quý 1/2022: vận chuyển hành khách đạt 44%; vận chuyển hàng hóa đạt 13%.

Cục Hàng không cho biết, ngành hàng không hiện đang gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao. Điều này cũng tạo áp lực tăng chi phí cho các hãng hàng không khai thác vận chuyển hàng không.

Bài liên quan
Theo chân các em nhỏ khám phá những “bí mật” của nghề hàng không
Lần đầu tiên ở Việt Nam, các em học sinh có dịp trải nghiệm quá trình đào tạo và nghiệp vụ thực tế trong lĩnh vực hàng không. Hoạt động nằm trong chương trình “Vietnam Airlines Day Camp” - Trải nghiệm hướng nghiệp thực tế nghề hàng không do Vietnam Airlines và Vietfuture phối hợp tổ chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
8 quốc gia chưa mở lại các đường bay thường lệ với Việt Nam