Thông tin trên được GS John Rand của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) nêu ra tại hội thảo công bố Báo cáo “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 9.11.

83% doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp trở ngại trong kinh doanh

Trí Lâm | 09/11/2016, 17:14

Thông tin trên được GS John Rand của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) nêu ra tại hội thảo công bố Báo cáo “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 9.11.

Thiếu vốn, khó tiếp cận tài chính

Theo GS John Rand, nhìn chungtỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam gặp phải những trở ngại lớn còn khá cao. Năm 2015, có tới 83% số doanh nghiệp được điều tra cho biết họ gặp trở ngại trong kinh doanh, tỷ lệ tương đương so với điều tra năm 2013. Trong khi đó, tỷ lệ rút khỏi thị trường của các doanh nghiệp là 8,2%/năm và tỷ lệ này thấp hơn so với giai đoạn 2009-2013

Thiếu vốn và khó tiếp cận tài chính, hạn chế của cầu sản phẩm hiện tại, áp lực cạnh tranh quá lớn, thiếu đất, mặt bằng sản xuất kinh doanh… được đánh giá là những trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Những đặc tính này cho thấy dường như các điều kiện kinh doanh đã được cải thiện chút ít nhưng nhữngkhó khăn vẫn không thay đổi bao nhiêu.

Nguồn tài chính quan trọng nhất cho các khoản đầu tư mới là các khoản vay chính thức từ các ngân hàng hoặc tổ chức chính thức khác. Tuy nhiên, nguồn tài chính này lại giảm 4% so với điều tra năm 2013. Đây là một kết quả đáng ngạc nhiên khi mà nhiều chương trình hỗ trợ đầu tư của chính phủ đã được triển khai, đặc biệt trong kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm 2011-2015 đã đặt ra mục tiêu đầu tư của khu vực DNNVV chiếm 35% tổng đầu tư toàn xã hội.

Tỷ lệ hối lộ cao, chưa coi trọng môi trường

GS Finn Tarp (Đại học Liên Hợp Quốc) cho biếttheo điều tracó 44,6% các doanh nghiệp có chi hối lộ trong năm 2013. Con số này của năm 2015 nhỏ hơn một chút với mức 42,7%, mức giảm đi này không đáng kể. Thêm vào đó, 30% các doanh nghiệp không chi hối lộ trong cuộc điều tra năm 2013 thì lại có chi trong năm 2015.

Trong số các doanh nghiệp có chi ngoài, 40% doanh nghiệp được điều tra năm 2015 cho rằng khoản chi này sẽ tăng lên trong thời gian tới, trong khi đó tỷ lệ này của năm 2013 là 49%.

Các chuyên gia quốc tế công bố báo cáo "Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015” -Ảnh Trí Lâm

Nguyên nhân chi hối lộ được báo cáo đưa ra là tiếp cận các dịch vụ công; để có được giấy phép và chứng chỉ; giải quyết cácvấn đề liên quan đến thuế; để dành được hợp đồng cung cấp cho chính quyền; giải quyết các vấn đề liên quan đến hải quan…

Báo cáo cũng cho biết sự quản lý môi trường của các DNNVV đóng một vai trò quan trọng đối với phát triển bền vững, đây là một chủ đề gần như chưa được khám phá ở Việt Nam. Quy định hướng dẫn và thi hành các điều kiện và nghĩa vụ về môi trường của các DNNVV chỉ mới được ban hành gần đây, do đó sự hiểu biết về pháp luật có liên quan và trách nhiệm tương ứng vẫn đang được hình thành.

Theo Chỉ số hiệu quả môi trường 2014, Việt Nam xếp thứ 136/178 nước được đánh giá về khả năng bảo vệ môi trường (EPI 2014). Đây là thứ hạng thấp nhất trong tất cả các nước thuộc ASEAN,là điều đáng lo ngại.

Hỗ trợ chủ yếu bằng chính sách

Theo tờ trình của Chính phủ vềdự án Luật hỗ trợ DNNVV vừa báo cáo trước Quốc hội, các chính sách về hỗ trợ DNNVV thời gian qua vẫn còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ phát triển của cộng đồng DNNVV.

Về hỗ trợ tài chính, báo cáo thẩm tra của Ủy banKinh tế của Quốc hội cho biết hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến đồng tình với dự thảo là không quy định cụ thể về ưu đãi thuế trong dự luật mà tham chiếu đến pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần quy định DNNVV được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn so với mức thuế TNDN chung trong dự thảo luật. Tuy nhiên hỗ trợ giảm thuế là hỗ trợ trực tiếp nên cần cân nhắc khả năng dẫn đến tình trạng bị áp dụng các biện pháp về chống trợ cấp trong cam kết quốc tế.

Cơ quan này cho rằng việc hỗ trợ tài chính cho DNNVV là một vấn đề lớn, cấp thiết và lâu dài, thiếu nguồn lực khó có thể thực hiện được, nhất là chỉ quy định chung chung là theo Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công… như hiện nay. Do vậy cần nghiên cứu quy định cụ thể trong dự thảo Luật về nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách để có cơ sở bổ sung một dòng ngân sách hỗ trợ cho DNNVV. Tuy nhiên, cần rà soát, tránh mâu thuẫn với luật Ngân sách nhà nước.

Tờ trình của Chính phủ cũng nhấn mạnh,việc hỗ trợ DNNVV là cần thiết vàphải phù hợp với nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử, bảo đảm không vi phạm các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời, hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn lực nhà nước chủ yếu thông qua việc tạo cơ chế chính sách, cùng các điều kiện thuận lợi để các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV và cácbiện pháp hỗ trợ phải dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp tăng trưởng về chất lượng và quy mô…

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
83% doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp trở ngại trong kinh doanh