Đó là những nội dung chính mà bác sĩ Trương Hữu Khanh - một trong những chuyên gia hàng đầu về dịch tễ của Việt Nam đưa ra trong cẩm nang “Đại dịch tim không đập thình thịch” nhằm cung cấp các kiến thức về dịch tễ học cũng như hiểu được các vấn đề xung quanh dịch bệnh COVID-19. Dự kiến cẩm nang này sẽ được Anbooks phát hành từ 10.4.2020 tới.

9 điều quan trọng cần biết trong đại dịch COVID-19

01/04/2020, 20:15

Đó là những nội dung chính mà bác sĩ Trương Hữu Khanh - một trong những chuyên gia hàng đầu về dịch tễ của Việt Nam đưa ra trong cẩm nang “Đại dịch tim không đập thình thịch” nhằm cung cấp các kiến thức về dịch tễ học cũng như hiểu được các vấn đề xung quanh dịch bệnh COVID-19. Dự kiến cẩm nang này sẽ được Anbooks phát hành từ 10.4.2020 tới.

Bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 được chuyển đến Bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi (TP.HCM) - Ảnh: PV

TP.HCM lên phương án đưa hàng nghìn người cách ly về gia đình cùng lúc

TP.HCM: 56 nhân viên y tế Bệnh viện Bình Chánh đều âm tính với COVID-19

TP.HCM bắt buộc người giao nhận thực phẩm phải đứng cách xa tối thiểu 2 mét

Hầu hết bệnh viện ở TP.HCM đều lắp đặt máy nước sôi phục vụ bệnh nhân miễn phí

Kit chẩn đoán COVID-19 của Việt Nam đạt chất lượng, hiệu quả đến đâu?

TP.HCM khẩn cấp tìm những khách đến bar Buddha Bar&Grill ở Thảo Điền

Người chưa phát bệnh COVID-19 gần như không thể lây bệnh

Chúng ta đều biết việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 là việc sống còn của cả thế giới, nhưng hiểu đúng và đủ để phòng chống hiệu quả là việc của từng cá nhân.

“Đại dịch tim không đập thình thịch” chính là cẩm nang giải thích y khoa về các bệnh lây nhiễm cộng đồng với trường hợp cụ thể là vi rút SARS – CoV-2 được diễn giải qua lời của bác sĩ chuyên khoa nhiễm bằng văn phong hài hước, bình dân. Khác với những tài liệu cung cấp kiến thức y khoa đơn thuần, cuốn sách này là lời giải đáp cho thắc mắc của người dân, đến từ bác sĩ có kinh nghiệm làm việc liên quan tới các bệnh truyền nhiễm.

Đây là những chia sẻ của vị chuyên gia hàng đầu về dịch tễ học ở Việt Nam giúp người dân có những khái niệm và hướng dẫn cơ bản về dịch COVID-19, những điều mọi người nên làm trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay, và những điều mọi người có thể làm trong thời gian tới khi đã đi qua đỉnh dịch. Những chia sẻ này hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu đúng hơn và có thái độ hợp lý khi chung sống với dịch bệnh và vô vàn những thông tin về dịch bệnh.

“Đại dịch tim không đập thình thịch” đã đưa ra 9 điều quan trọng mà người dân không thể bỏ qua khi tìm hiểu về COVID-19 gồm:

1.Thế nào là kháng thể, khi nào thì chích ngừa, khi nào mới có vắc-xin?

Hiểu được điều này sẽ giúp người dân hiểu được lý do của các hành động của chính phủ; lý do vì sao phải cách ly người; giãn cách xã hội. Hiểu được điều này sẽ giúp người dân chủ động hơn trong việc thích ứng với các quyết sách vĩ mô tầm quốc gia, khu vực và thế giới, để không phải trở nên bị động trong cuộc sống của mình khi các hành động, quyết sách liên quan xảy đến.

2. Giải thích về miễn dịch cộng đồng

Vì sao miễn dịch cộng đồng đối với vi-rút SARS CoV-2, có hiện tượng tái nhiễm không? Thái độ hợp lý khi nghe tin có người được đưa đi cách ly.

Hiểu được điều này sẽ giúp người dân bình tĩnh hơn, chấp hành tự giác các yêu cầu cách ly và đối xử công bằng, hợp lý với những người khác.

3. Đường đi của mầm bệnh

Chuỗi lây nhiễm, ảnh hưởng từ F0 (người nhiễm COVID-19) đến F1, F2 và F3 diễn ra như thế nào? Hiểu được điều này sẽ giúp người dân chủ động bảo vệ bản thân và kịp thời giám sát sức khoẻ của mình, tránh trở thành nguồn lây bệnh cho cộng đồng.

4. Chuyện gì xảy ra trong khi cách ly

Cung cấp thông tin về quy trình cách ly tập trung, cách ly tại nhà. Điều này giúp chúng ta bình tĩnh nếu bản thân và người thân rơi vào diện phải cách ly tập trung, đồng thời giúp cho việc cách ly tại nhà trở nên an toàn, chủ động.

5. Những ngộ nhận thường thấy trong thời đại dịch

Cung cấp thông tin về việc đeo loại khẩu trang gì, đeo như thế nào, thường bị sai như thế nào? Trẻ em thì đeo khẩu trang gì? Thẻ đeo diệt khuẩn có thật sự an toàn?

Điều này giúp người dân không bị “tiền mất tật mang” vào những việc, những trang thiết bị không cần thiết hoặc không đúng quy cách. Đặc biệt, tránh những sai lầm phổ biến khi sử dụng khẩu trang cho chính mình và con cái.

6. Vì sao phải đeo khẩu trang, rửa tay, ở nhà?

Ai cũng nhắc nhau làm như vậy đúng không, vì sao phải làm như vậy? Khi người dân hiểu được vì sao phải làm thì sẽ làm rất tốt mà không đợi ai nhắc nhở cả.

7. Khi đi học trở lại, trẻ em nên làm gì?

Vì sao trẻ em ít có nguy cơ mắc phải COVID-19 hơn người lớn? Nếu trong trường hợp học sinh đi học lại, cần làm gì để đảm bảo an toàn cho các em? Khử trùng trường học, lớp học có hiệu quả trong bao lâu? Có nên khử trùng phòng học, lớp học khi học sinh đã nghỉ không, tại sao? Khi đi học lại thì học sinh có nên đeo khẩu trang không, nếu đeo khẩu trang thì nên đeo loại gì, tại sao? Điều này giúp người dân chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi con em đi học trở lại, và có những hành động hợp lý.

8. Khi đi ra ngoài và những nơi có nguy cơ cao như bệnh viện, siêu thị... người lớn nên làm gì?

Nếu trong trường hợp người lớn ra ngoài, cần làm gì để đảm bảo an toàn cho mỗi cá nhân và mọi người trong cộng đồng?

9. Hiểu về các loại bệnh lây nhiễm nói chung và hướng tới cách phòng chống những bệnh này trong tương lai.

Các bệnh lây nhiễm thông qua đường hô hấp, các bệnh lây nhiễm thông qua đường tiêu hoá.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
9 điều quan trọng cần biết trong đại dịch COVID-19