Việc ứng dụng công nghệ Blockchain đối với một số sản phẩm nông sản xuất khẩu như xoài, thanh long của Việt Nam đã đem lại giá trị cao, tạo thương hiệu đặc trưng cho nông sản Việt.

AI và Blockchain song hành tạo đặc trưng cho nông sản Việt

Thu Anh | 07/06/2019, 22:22

Việc ứng dụng công nghệ Blockchain đối với một số sản phẩm nông sản xuất khẩu như xoài, thanh long của Việt Nam đã đem lại giá trị cao, tạo thương hiệu đặc trưng cho nông sản Việt.

Trong khuôn khổ sự kiện Triển lãm quốc tế về sản phẩm, dịch vụ viễn thông, CNTT và truyền thông năm 2019 (Vietnam ICT COMM 2019) diễn ra từ ngày 6 – 8.6.2019 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH-CN (Bộ KH-CN) tổ chức Hội thảo chuyên ngành với chủ để “Ứng dụng công nghệ AI và Blockchain trong kết nối thị trường và thanh toán trực tuyến”.

Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng, trong số những công nghệ của cuộc cách mạng này, AI (trí tuệ nhân tạo) và Blockchain có nhiều tiềm năng ứng dụng để nâng cao hiệu quả kết nối thị trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho ngành tài chính, ngân hàng. Đây đều là những công nghệ này đều hoạt động trên nguyên tắc phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, có khả năng giải quyết những vấn đề của các ngành. Vì vậy, AI và Blockchain được dự báo sẽ trở thành những công nghệ hàng đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng - Ảnh: Bộ KH-CN

Theo thông tin từ Bộ KH-CN, trong năm 2018, việc ứng dụng công nghệ Blockchain đối với một số sản phẩm nông sản xuất khẩu như xoài, thanh long của Việt Nam đã đem lại giá trị cao, tạo thương hiệu đặc trưng cho nông sản Việt.

Về phía các doanh nghiệp, đại diện Công ty cổ phần Sao Bắc Đẩu cho biết không chỉ riêng AI, nhiều doanh nghiệp Việt cũng tiến tới nắm bắt, phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là trong truy xuất nguồn gốc nông sản. Việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào quản lý quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản đã mở ra cơ hội mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Mạng 3G, 4G đã phủ sóng tới 99,5% dân số

Triển lãm Vietnam ICTComm 2019 có chủ đề "Công nghệ tốt – Cuộc sống tốt" được tổ chức dưới sự bảo trợ và chủ trì của Bộ KH-CN, Bộ TT-TT, Bộ Công Thương, do Công ty CP ADPEX phối hợp cùng Cục Phát triển Thị trường và hỗ trợ Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (NATEC), Hiệp hội Internet Việt Nam, Hội tin học Việt Nam, Trung tâm Sáng tạo và Đổi mới Khí hậu Việt Nam tổ chức.

Triển lãm năm nay thu hút 300 đơn vị đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Armenia, Hong Kong, Đài Loan…

Sản phẩmđược trưng bày tại Triển lãm là các thiết bị và công nghệ mới, được cập nhật theo xu hướng của thế giới; các dịch vụ trong lĩnh vực CNTT và truyền thông… Đặc biệt sẽ có sự tham gia của các Tập đoàn CNTT hàng đầu Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Hoàng Vĩnh Bảo - Ảnh: Bộ TT-TT

Đại diện Bộ TT-TT, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho biết trong những năm gần đây, lĩnh vực CNTT và truyền thông Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục với gần 1 triệu km cáp quang đã được triển khai đến 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, giúp Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ cáp quang hóa cao nhất thế giới.

Mạng thông tin di động 3G, 4G đã phủ sóng tới 99,5% dân số và những nhà mạng đầu tiên cũng đã được Bộ TT-TT cấp phép thử nghiệm 5G. Trong lĩnh vực CNTT, Việt Nam hiện có khoảng 30 ngàn công ty đang hoạt động, với 900 ngàn lao động, tăng trưởng trên 20% mỗi năm trong hơn 10 năm qua.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
AI và Blockchain song hành tạo đặc trưng cho nông sản Việt