Cuối năm nay hoặc đầu năm 2014 sẽ có Nghị định mới thay thế Nghị định 110/NĐ-CP/2005 nhằm quy định cụ thể, chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh đa cấp.

1 triệu người bán hàng đa cấp sắp bị quản lý

Một Thế Giới | 26/11/2013, 06:30

Cuối năm nay hoặc đầu năm 2014 sẽ có Nghị định mới thay thế Nghị định 110/NĐ-CP/2005 nhằm quy định cụ thể, chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh đa cấp.

Giữa lúc tai tiếng về mô hình kinh doanh của mình có nguy cơ gia tăng, mới đây tại buổi tọa đàm về ngành bán hàng đa cấp (Đà Nẵng, ngày 22.11),Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam đã tự đưa ra các quy chuẩn đạo đức riêng nhằm khẳng định cách làm chính quy của mình trước người tiêu dùng.

Ông Joseph N.Mariano, Chủ tịch Hiệp hội Bán hàng trực tiếp của Mỹ - Chủ tịch Hội đồng Tuân thủ Đạo đức (Liên đoàn các Hiệp hội Bán hàng trực tiếp thế giới), cho rằng “khác biệt cơ bản của bán hàng đa cấp với bán hàng theo mô hình kim tự tháp là có bộ quy chuẩn đạo đức kinh doanh và việc triển khai thực hiện, giám sát công khai, minh bạch”.

Để minh bạch hoạt động này và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chân chính hoạt động, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã xây dựng, lấy ý kiến của các địa phương và hoàn thiện dự thảo nghị định quản lý về ngành hàng này.

Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cho biết nếu không có gì thay đổi thì cuối năm nay hoặc đầu năm 2014 sẽ có Nghị định mới thay thế Nghị định 110/NĐ-CP/2005. Trong đó quy định cụ thể, chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh đa cấp.

Sai phạm chủ yếu của bán hàng đa cấp khiến dư luận bức xúc thời gian qua là nói quá về công dụng sản phẩm, thổi phồng quyền lợi người tham gia, giá bán cao hơn nhiều so với giá trị. Nhiều đơn vị không phải công ty bán hàng đa cấp nhưng có kiểu bán hàng tương tự gây nhầm lẫn nơi người tiêu dùng.

Vì thế, mục đích của việc sửa đổi Nghị định 110/NĐ-CP/2005 là nhằm siết chặt bán hàng đa cấp như nâng tiền ký quỹ, khống chế tỉ lệ hoa hồng, công ty bán hàng đa cấp phải chịu trách nhiệm khi người bán hàng vi phạm, không cấp phép trở lại đối với đơn vị vi phạm.

Theo Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam, qua gần 11 năm hoạt động, số người tham gia bán hàng đa cấp tại Việt Nam tính đến hết năm 2012 là hơn 1 triệu người, tổng doanh số đạt hơn 4.000 tỉ đồng.

Có 96 công ty Việt Nam và nước ngoài đang đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trong đó có 26 công ty đã chấm dứt và tạm ngừng hoạt động, 5 công ty bị rút giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

Ông Nguyễn Thái Thiên, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết bán hàng đa cấp là một trong những loại hình kinh doanh mới. Chính sự mới mẻ của lĩnh vực này tại Việt Nam và sự xuất hiện đồng thời của những biến tướng như bán hàng đa cấp theo mô hình kim tự tháp trong thời gian qua đã tạo nên cách nhìn chưa toàn diện, đôi khi khá tiêu cực của dư luận đối với lĩnh vực bán hàng đa cấp.
Việt Lê
Bài liên quan
Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau): Kinh tế phát triển, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch
Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan, nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt và vượt tiến độ so với kế hoạch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
1 triệu người bán hàng đa cấp sắp bị quản lý