Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam 2 tháng đầu năm đạt 27,34 tỉ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Trong đó có 3 nhóm hàng được xem là chủ lực, chiếm thị phần lớn nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam.
3 nhóm hàng xuất khẩu với giá trịlớn nhất trong 2 tháng đầu năm được Tổng cục Hải quan công bố ngày 4.3 gồm: Điện thoại và các loại linh kiện;hàng dệt may; máytính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Nhóm hàng điện thoại các loại vàlinh kiện: ước tính xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 2 đạt 2,5 tỉ USD, tăng 7,3% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng điện thoại các loại và linh kiện của cả nước đạt 4,83 tỉ USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Điện thoại và linh kiện của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu đến các thị trường: Hàn Quốc, các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Mỹ...
Với hàng dệt may thìước tính trong tháng 2, xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước đạt 1,5 tỉ USD, giảm 30,4% so với tháng trước và nâng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng đầu năm 2017 lên 3,66 tỉ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam dẫn đầu vẫn là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Cuối cùng là nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá xuất khẩu trong tháng 2 ước tính đạt 1,6 tỉ USD, tăng 6,4% so với tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm là 3,1 tỉ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm 2017 chủ yếu được xuất khẩu đến các thị trườngTrung Quốc, EU, Mỹ...
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2017 ở mức rất cao. Nhận xét này rất có cơ sở nếu chúng ta biết rằng 2 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu cũng chỉ tăng được 2,9% so với cùng kỳ năm 2015 và trong suốt một thời gian dài của năm 2016, tăng trưởng xuất khẩu đều không chạm mức 2 con số.
Tuy nhiên, dù đánh giá cao tình hình xuất khẩu của cả nước 2 tháng đầu năm, trao đổi với báo chí,Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh vẫn nhấn mạnh đến việc đa dạng hóa thị trường cũng như không thể trông đợi vào một số ngành hàng có lợi thế tạm thời về nhân công, lao động rẻ. Tương tự như vậy, không thể trông chờ vào một số ưu đãi của thị trường nhất định trongkhuônkhổ của các hiệp định thương mại tự do.
Năm 2017, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt cao hơn con số được Quốc hội giao (tăng trưởng 6-7% so với năm 2016). Hiện tại, dù bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sẽ ký kết có thể giúp mục tiêu trên trở thành hiện thực.
Tuyết Nhung