Mặc dù hiện giờ Việt Nam vẫn chưa cho phép các cặp đôi đồng tính đăng ký kết hôn thế nhưng cũng không cấm tổ chức lễ cưới hoặc tiệc cưới.
TRƯỚC LỄ CƯỚI
1. Ai sẽ cầu hôn ai?
Thông thường, người đàn ông sẽ cầu hôn người phụ nữ. Nhưng đối với một cặp đôi đồng tính thì truyền thống đó thật khó để áp dụng. Câu trả lời cho trường hợp này chính là bạn chẳng cần phải bận tâm quá nhiều. Tình yêu của người đồng tính xuất phát từ hai chữ bình đẳng. Nếu bạn muốn cầu hôn, chỉ cần kiếm một địa điểm lãng mạn, quỳ xuống và nói những lời yêu thương nhất. Phần còn lại của hạnh phúc sẽ đến từ người bạn đời của bạn.
2. Có phải đây là một lễ cưới thật sự không?
Theo truyền thống người Việt thì gia đình nhà trai sẽ thực hiện việc hỏi cưới và lo toan các khoản chi phí. Nhưng ngày nay thì chi phí sẽ được san sẻ tùy theo hoàn cảnh của mỗi bên. Tương tự như vậy đối với những lễ cưới đồng tính. Nếu hai bạn được sự ủng hộ của gia đình thì có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía cha mẹ hai bên. Còn không thì hai bạn có thể cùng nhau hoạch định, chia sẻ chi phí lễ cưới sao cho phù hợp nhất.
Cầu hôn là một phần quan trọng trước lễ cưới |
4. Thế còn nhẫn cầu hôn thì sao?
Khi bạn cầu hôn ai đó thì việc có cần thiết phải bằng một chiếc nhẫn hay không thì tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn hoặc người bạn đời cảm thấy điều đó thể hiện sự trang trọng thì không nên ngần ngại. Còn nếu không có thì điều đó cũng chẳng nói lên được rằng tình cảm hai bạn không mặn nồng.
5. Nên tổ chức lễ cưới ở đâu
Cử hành hôn lễ trên bãi biển cũng là một lựa chọn mang tính riêng tư và không kém phần lãng mạn. |
Trung bình một lễ cưới (và cả tiệc cưới) sẽ tiêu tốn khoảng từ 70 đến 150 triệu đồng. Khoản phí trên còn tùy thuộc vào sính lễ, số lượng khách mời, địa điểm tổ chức v.v… Trong trường hợp bạn có ít hơn con số trung bình kể trên thì bạn vẫn có các phương án để cắt giảm chi phí như:
7. Có nên mời những người thân phản đối lễ cưới không?
Nếu bạn không thích họ thì đơn giản là đừng mời vì có thể họ sẽ khiến cho lễ cưới của bạn mất vui. Nếu họ tỏ ý muốn tham dự thì bạn cũng nên cảnh báo trước vì chắc chắn trong lễ cưới sẽ có những người bạn đồng tính khác đến chung vui. Điều này giúp họ chuẩn bị tinh thần để quyết định có nên tham dự hay không.
Đối với hôn lễ thì thông thường chỉ nên có sự xuất hiện của cha mẹ, gia đình hai bên, phù dâu hoặc phù rể và một số những người bạn thân nhất của hai bạn. Nếu hai bạn đặt sự riêng tư lên hàng đầu thì lễ cưới chỉ nên có mặt không quá 20 người. Còn tiệc cưới thì là một chuyện khác.
Gia đình và bạn thân là những người không thể thiếu trong hôn lễ của bạn |
9. Nên tổ chức tiệc đứng hay ngồi?
Theo thông lệ thì tiệc cưới ở Việt Nam đa số là tiệc ngồi bàn tại một nhà hàng nào đó. Tuy nhiên, nếu đám cưới của bạn giới hạn số lượng khách mời và bạn mong muốn một buổi tiệc thật sự đặc biệt thì tiệc đứng cũng không phải là một ý kiến tồi. Dĩ nhiên bạn cũng phải tính đến một số vấn đề khi tổ chức tiệc đứng, chẳng hạn như số lượng người lớn tuổi, trẻ em, ghế ngồi nghỉ, âm nhạc, thực đơn v.v…
10. Thực đơn ở bữa tiệc nên chuẩn bị ra sao?
11. Nên ở cùng với nhau hay ở riêng trước buổi lễ?
Theo truyền thống, các cặp sẽ phải ở riêng vào đêm trước để khoảnh khắc gặp nhau trong hôn lễ trở nên thiêng liêng. Hãy nghĩ đến cái cảm giác hồi hộp trước khi người bạn đời của mình bước ra. Một số cặp đôi còn sử dụng đêm trước lễ cưới để tổ chức buổi tiệc ‘độc thân cuối cùng’ với bạn bè.
12. Sáng hôm đó nên chuẩn bị những gì?
Trước ngày trọng đại ấy, bạn nên đảm bảo rằng mọi thứ đã sẵn sàng. Có thể nhờ một người bạn thân để kiểm soát mọi công việc giúp bạn hoặc nếu dư dả tài chính, bạn nên thuê các nhóm sự kiện (Wedding planner) hỗ trợ để mọi công tác chuẩn bị nằm trong vòng kiểm soát một cách chuyên nghiệp nhất.
Sáng hôm đó, bạn cần phải thức dậy với tâm trạng thật thoải mái, dùng bữa sáng cùng gia đình. Hãy nhớ dành cho bạn một khoảng thời gian đủ để chuẩn bị, đừng để mọi thứ trở nên gấp gáp trước giờ G nhé.
13. Nên mặc trang phục như thế nào?
Đối với các cặp đồng tính nam, một bộ Âu phục là đủ để làm trang trọng buổi lễ. Hai bạn có thể mặc trang phục khác màu nhau nhưng nên đeo một chiếc cà-vạt cùng màu .
Đối với các cặp đồng tính nữ, các bạn có thể tùy chọn việc mặc xoa-rê hay Âu phục giống các cặp đồng tính nam. Việc này tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bạn.
Áo dài cũng là một trong những sự lựa chọn mang tính truyền thống dành cho các cặp đôi. Trong ảnh: Cặp đôi đồng tính Công Khanh và Thái Nguyên trong lễ cưới. |
Thật ra thì không có nguyên tắc nào cho việc hai bạn bước ra thế nào trong hôn lễ. Các bạn có thể tham khảo các cách sau:
Hai cách đầu tiên có thể sẽ giúp bạn có được cảm xúc tuyệt vời nhất. Nếu bạn muốn, hãy thử xem. Lưu ý là một chút âm nhạc hòa tấu có thể khiến không khí trở nên lãng mạn đấy.
15. Chúng tôi có nên phát biểu?
Trong văn hóa truyền thống của người Việt thì cha mẹ sẽ là người phát biểu. Còn ở văn hóa phương Tây thì cả hai cô dâu hoặc hai chú rể sẽ thay phiên phát biểu tình cảm dành cho nhau. Vấn đề này là một sự lựa chọn tùy thuộc vào hai bạn. Đừng ngại ngần vì có thể bạn chỉ có 1 lễ cưới duy nhất trong đời thôi.
15. Phần tuyên bố hôn lễ sẽ như thế nào?
Ở văn hóa phương Tây hoặc trong các nhà thờ thì bạn sẽ thường nghe câu: “Ta tuyên bố hai con là vợ chồng. Con có thể hôn cô dâu”. Tuy nhiên đó là trường hợp của các cặp đôi dị tính.
SAU LỄ CƯỚI
16. Hai cô dâu có thể ném hoa cưới chứ?
Ném hoa cưới là một hoạt động cuối của bữa tiệc cưới. Trong đó cô dâu sẽ quay lưng về phía những người tham dự và ném bó hoa cưới của mình về phía họ. Người nào chụp được hoa cưới sẽ như nhận được lời chúc phúc từ phía cặp đôi và có thể sẽ trở thành người tiếp theo ‘lên xe hoa’.
Ném hoa cưới là một trong những hoạt động vui vẻ sau bữa tiệc |
Thông thường trong ngày trọng đại, hầu như các cặp đôi bận rộn đến nỗi không có nhiều thời gian để ăn uống. Đó là lý do bạn nên ăn sáng cho thật kỹ và trong ngày nên có một người thân hỗ trợ bạn chuẩn bị các phần ăn nhẹ. Nó sẽ giúp bạn không bị kiệt sức.
Có một điều thú vị rằng đa số các cặp đôi đều kết thúc lễ cưới của mình bằng những tô hủ tiếu gõ hoặc thức ăn khuya lề đường nào đó. Đôi khi như vậy cũng giúp các bạn sẽ nhớ mãi về ngày trọng đại của mình.
18. Nếu chúng tôi kiệt sức sau Lễ cưới thì sao?
Đừng lo lắng quá. Hầu như mọi cặp đôi đều kiệt sức sau những ngày dài chuẩn bị lễ cưới. Việc hai bạn cần làm là cho bản thân ít nhất một ngày nghỉ trên giường thật thoải mái trước Tuần trăng mật. Nó cũng giúp bạn cảm nhận được hương vị hạnh phúc bên người ấy sau khi đã thuộc về nhau.
19. Tuần trăng mật nên đi đâu?
Có rất nhiều nơi cho bạn tận hưởng tuần trăng mật. Bạn có thể lựa chọn địa điểm trong nước hoặc ở nước ngoài. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng nơi bạn đến thân thiện với người đồng tính. Hãy tham khảo thêm thông tin ở trên internet trước khi hai bạn đưa ra quyết định.
Hãy lên kế hoạch và tận hưởng Tuần trăng mật của bạn sau lễ cưới |
20. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi muốn chia tay?
Vấn đề này bạn nghĩ quá xa rồi đấy. Mặc dù cho bạn không phải vướng bất kỳ vấn đề pháp lý nào khi chia tay, nhưng hãy thử nghĩ đến những gì hai bạn đã trải qua mà xem. Điều đó có thể sẽ giúp bạn sớm quên đi ý định đó, vượt qua những mâu thuẫn thường ngày của cuộc sống và tiếp tục hạnh phúc bên người mình đã lựa chọn.
Nói tóm lại, truyền thống người Việt xem lễ cưới là một trong những mốc quan trọng của đời người. Chính vì vậy, bạn và người ây nên lên kế hoạch thật cụ thể và chi tiết để buổi lễ của hai bạn sẽ là khoảnh khắc tuyệt vời nhất minh chứng cho tình yêu đôi lứa của người đồng tính.
Anh Khang (Ảnh Internet)