Ở phía dưới đáy chai hay hộp thường có hình tam giác với mũi tên và một con số nằm giữa. Có lẽ ít ai để ý đến ký hiệu vô cùng quan trọng này.

95% người dân không biết ý nghĩa của các con số dưới đáy chai, hộp nhựa

Blogtamsu | 10/04/2016, 11:35

Ở phía dưới đáy chai hay hộp thường có hình tam giác với mũi tên và một con số nằm giữa. Có lẽ ít ai để ý đến ký hiệu vô cùng quan trọng này.

>>Nam sinh tốc váy nữ sinh và những ảnh kỷ yếu bá đạo

>>Đứng tim vì thấy rắn hổ mang chúa trong tủ giày ở nhà

>>Rùng mình status của nữ sinh Hà Nam tự tử vì bị bắt nạt

>>5 clip hot nhất ngày: Người vận chuyển Việt Nam gây sốc toàn thế giới

>>Không cưới, bạn trai đại gia cũng phải đáp ứng 2 yêu cầu của Ngọc Trinh

Một số gia đình và cửa hàng thực phẩm thấy sử dụng lại chai, hộp nhựa để đựng nước, dầu ăn, dấm... Nhiều người cho rằng, các chai, hộp nhựa này sau khi đã được rửa sạch thì an toàn mà không biết rằng độc tính vẫn có thể phát tác trong quá trình sử dụng.

Gần đây, câu chuyện về cô bé 12 tuổi sống tại Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất liên tiếp dùng một chai nước khoáng để đựng nước uống và mắc bệnh ung thư, đang trở thành chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn. Nguyên nhân chính là do chai nước chứa chất liệu gây độc hại khi sử dụng quá nhiều lần và gây bệnh ung thư. Chai nước khoáng thông thường hoặc chai soda khi đến nhiệt độ 70 độ C sẽ dễ bị biến dạng và giải phóng ra các độc chất.

Phía dưới đáy chai nước, hộp đựng thuốc hay thức ăn thường có ký hiệu hình tam giác với các mũi tên. Ở giữa hình tam giác là một con số cụ thể. Chẳng hạn, bình nước uống của học sinh hay có số 7; chai nước tinh khiết, chai sữa hoặc nước ép trái cây thường có số 1; các chai dầu ăn, các lọ mỹ phẩm hay có số 2; còn các hộp mỳ ăn liền bằng nhựa có số 5 dưới đáy... Thế nhưng, ít ai quan tâm hay tìm hiểu đến ý nghĩa của hình tam giác và những con số này.

Số 1 có nghĩa là PET (nhựa polyethylene terephthalate). Các chai nhựa đựng đồ uống khi tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, chế phẩm nhựa này nếu sử dụng quá 10 tháng có thể sinh ra các chất gây ung thư.

Ký hiệu số trong hình tam giác dưới đáy chai nước khoáng.

Số 2 có nghĩa là lượng HDPE -polyethylene có mật độ cao. Các chai nhựa này có khả năng chịu nhiệt tới 110 độ C, thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao. Khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý, vì loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.

Số 3 là chất PVC - nhựa PVC. PVC thường có trong áo mưa thông thường, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, tuy có độ dẻo tốt, giá rẻ nhưng thường chỉ sử dụng được đến độ nóng 81 độ C. Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao nên hiếm khi dùng làm bao bì sản phẩm, đồng thời cũng rất khó làm sạch và không thể tái sử dụng.

Số 4 là LDPE - polyethylene mật độ thấp. LDPE khá phổ biến trong các hộp mì và vỏ bim bim. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất. Mọi người không nên để đồ ăn vặt đóng gói trong nhiệt độ cao và không dùng lò vi sóng để nấu mì ăn liền.

Số 5 là PP (nhựa polypropylene). PP thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Chất này thường chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số hộp đựng thức ăn dưới đáy có hình tam giác với số 5 nhưng trên nắp là số 1. Số 1 là PET, chất không chịu được nhiệt độ cao nên khi đặt trong lò vi sóng cần phải bỏ nắp hộp.

Số 5 trong hình tam giác dưới đáy chai.

Số 6 là chất PS (polystiren). PS thường có ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh cao, nhưng không được dùng trong lò vi sóng vì khi bị nóng sẽ giải phóng ra các chất hóa học. Bên cạnh đó, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh, vì sẽ phân giải ra chất polystyrene có hại cho cơ thể.

Hình tam giác với số 6 dưới đáy hộp mỳ ăn liền.

Số 7 là PC - nhựa PC. PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần. Nếu chai nhựa PC có sử dụng chất BPA (Bisphenol A) thì sẽ rất có hại cho cơ thể. Đối với cốc nhựa thông thường, bạn chú ý không đựng nước nóng. Nếu nhận thấy trên bề mặt nhựa có vết thì lập tức bỏ ngay vì đó có thể là các ổ vi khuẩn mà mắt thường không thấy.

Bên trên là thông tin vô cùng quan trọng vì có liên quan đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, mọi người nên đặc biệt chú ý đến con số dưới đáy hoặc trên nắp mỗi sản phẩm mình mua.

>>Hot boy xăm trổ bị giang hồ Hải Phòng đánh bầm mặt?

>>Chạy xế hộp chở gái xinh tông taxi ở Hà Nội, đánh luôn tài xế

>>2 hot girl phim 'Tình yêu không có lỗi' khỏa thân táo bạo

An Nhiên - Nhân Hoàng
Bài liên quan
Người Mỹ lo sợ trước tình trạng hải sản nhiễm vi nhựa
Giống như cá hồi trở về nơi sinh ra, rác thải nhựa đại dương đang tìm đường quay trở lại với những người sản xuất ra chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
95% người dân không biết ý nghĩa của các con số dưới đáy chai, hộp nhựa