Ngoài khảo sát đại dương bằng tàu, máy bay không người lái dưới nước và cảm biến nổi, các nhà khoa học Anh, đã gắn chip cho 10.000 động vật biển như cá mập, chim cánh cụt, rùa nhằm mục đích nghiên cứu và bảo vệ môi trường, trước hết ở những khu vực ít được biết đến nhất.

Anh gắn chip cho động vật biển để nghiên cứu đại dương

29/11/2019, 22:11

Ngoài khảo sát đại dương bằng tàu, máy bay không người lái dưới nước và cảm biến nổi, các nhà khoa học Anh, đã gắn chip cho 10.000 động vật biển như cá mập, chim cánh cụt, rùa nhằm mục đích nghiên cứu và bảo vệ môi trường, trước hết ở những khu vực ít được biết đến nhất.

Rùa biển được trang bị cảm biến giúp nghiên cứu đại dương - Ảnh: Miquel Gomila /SOCIB

Theo Phys.org, các nhà khoa học từ Đại học Exeter, Anh, đã gắn chip cho 10.000 động vật biển nhằm mục đích nghiên cứu và bảo vệ môi trường trước hết ở những khu vực ít được biết đến nhất. Họ muốn tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của các nhà nghiên cứu khi khảo sát đại dương bằng tàu, máy bay không người lái dưới nước và cảm biến nổi.

Cá mập, chim cánh cụt, rùa và các sinh vật biển khác có thể giúp con người theo dõi các đại dương bằng cách truyền thông tin hải dương học qua chip điện tử. Các nhà nghiên cứu có kế hoạch gắn chip cho hàng ngàn động vật biển nhằm mục đích nghiên cứu và bảo tồn.

Phương pháp này sẽ đơn giản hóa công việc của những người sử dụng tàu nghiên cứu, máy bay không người lái dưới nước và hàng ngàn cảm biến nổi. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng để bao quát nhiều hơn các biển và đại dương, họ cần gắn chịp cho khoảng 30 nghìn động vật nữa.

Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Exeter, động vật có cảm biến có thể lấp đầy khoảng trống thông tin về những phần của đại dương mà các nhà khoa học ít biết đến nhất.

Giáo sư Brendan Godley cho biết các nhà khoa học đã kiểm tra 183 loài động vật, xử lý thông tin về môi trường sống của chúng. So sánh dữ liệu này với các lỗ hổng trong các quan sát hiện tại bằng cách sử dụng cảm biến nổi, họ đã chọn chúng để tiến hành quan sát ở các khu vực xa xôi nhất định.

Dữ liệu được thu thập bởi rùa hoặc cá mập cũng có thể cải thiện giám sát đại dương ở các khu vực xa xôi khác, như vùng nhiệt đới, vì đây là vùng tác động đáng kể đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng bằng hoạt động này họ cũng kêu gọi sự hợp tác hơn nữa giữa các nhà sinh thái học và nhà hải dương học.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh gắn chip cho động vật biển để nghiên cứu đại dương