Làng có nhấp nhô những trường đại học ẩn mình trong sương sớm, có Kí túc xá hiện đại nhất Việt Nam, có những con đường tấp nập sinh viên lúc chiều về, có chuyến buýt 33 cuối ngày chật như nêm… >> Viết cho anh… vì chúng ta không còn là gì của nhau >> Cà phê cổng trường, đong đầy kỷ niệm >> Kí túc xá trở thành nơi để nhớ, để yêu, để nương náu

Ba chữ “Làng đại học”- giản dị thôi nhưng thấm thía, vấn vương

Một Thế Giới | 07/01/2014, 07:07

Làng có nhấp nhô những trường đại học ẩn mình trong sương sớm, có Kí túc xá hiện đại nhất Việt Nam, có những con đường tấp nập sinh viên lúc chiều về, có chuyến buýt 33 cuối ngày chật như nêm… >> Viết cho anh… vì chúng ta không còn là gì của nhau >> Cà phê cổng trường, đong đầy kỷ niệm >> Kí túc xá trở thành nơi để nhớ, để yêu, để nương náu

Tôi đến với Làng từ “thuở hồng hoang”. Nói cho màu mè vậy thôi chứ hồi đó, Làng làm gì hiện đại như bây giờ. Chỉ vài căn nhà trọ lụp xụp, cây cối thì um tùm, muỗi con nào con nấy ú nu, “to bằng ngón tay cái”, ai bị nó chích một phát thì chỉ có nước nhảy đứng nhảy ngồi.

Chợ đêm lúc đó còn bề bộn lắm, hàng hóa tràn lan trên lề đường, mỗi lần đang mua đồ mà có mấy chú an ninh trật tự đến thì người bán chỉ còn biết ào ào gôm hàng rồi…chạy.

Hồi đó, Kí túc xá cũng chưa hoành tráng và nổi “đình đám” như bây giờ. Nhưng mà đẹp. Ngày xưa Làng đẹp hoang sơ, vẻ đẹp chân phương, không màu mè, son phấn. Bây giờ, Làng vẫn giản dị, có chăng là điểm thêm chút kiêu kỳ, mỹ lệ của “kẻ” được gọi là “khu đô thị”.

Ba chu “Lang dai hoc”- gian di thoi nhung tham thia, van vuong
Bánh xèo chợ đêm 

Làng với tôi và nhiều người bạn cùng trang lứa thật nhiều gắn bó. Nơi này có con đường mờ sương chúng tôi cùng chạy bộ vào mỗi sáng khi kí túc xá còn yên ắng, các dãy trọ còn im ỉm cửa phòng.

Cũng có đôi lần dừng lại ăn vài que cá viên chiên, tiện thể ngắm chú rể cô dâu đang tạo dáng chụp ảnh cưới khi đang vi vu một mình trên chiếc môtô cũ lúc hoàng hôn.

Kỉ niệm là những lần cùng đám bạn trong phòng cuốc bộ đi ăn vài cái bánh xèo miền Trung đang “rên rỉ” trên bếp than hồng, sẵn tiện ghé vào “trả treo” mấy bạn gái đang bán quần áo ở chợ đêm…
“Làng đại học” tự bao giờ đã trở thành một “thương hiệu”. Nó nổi đến độ nhắc đến Thủ Đức là phải nhắc đến Làng đại học, mà nhắc đến Làng đại học là nhớ ngay đến những cái tên không thể gắn bó hơn: ngã ba Quốc tế, khúc cua Khoa học Tự nhiên, Kí túc xá… và cả những tuyến xe buýt.

Tụi sinh viên năm thứ nhất mới vào Làng ở mà lỡ có đi lạc đường trong thành phố, muốn về thì cứ việc hỏi: “chú ơi! xe buýt nào về Làng đại học Thủ Đức ạ?” là kiểu gì cũng được chỉ xe cho về.

Ai đã từng ở Làng mà không ấn tượng với cảnh hàng ngàn sinh viên cuốc bộ chật kín các con đường để đến trường vào mỗi sáng sớm. Rồi ít nhất cũng đã một lần dạo hồ đá ngắm cảnh chiều buông, hay “xõa” cuối tuần “nhiều tập” với Lẩu 44, karaoke Sinh viên – Gia đình, ngồi cà phê Phương Vy nghe Mỹ Tâm ngân nga ballad… nói chung là có nhiều cái thú. Giản dị thôi nhưng thấm thía và vấn vương.

Sống ở Làng rồi ngày càng yêu Làng hơn. “Người cũ” ở xa thì lâu lâu lại rủ rê, mời mọc nhau về  lại “chốn xưa” để hàn huyên, tâm sự.

Đâu thiếu lời dân dã trong những cú điện thoại hẹn hò nhau: “mai tụ tập Làng đại học đi bây, quất một bữa cho nó đã chứ lâu rồi chưa gặp” hay “còn ở đâu nữa mậy, tập trung ở Làng cho nó rẻ”…

Có chút nhẹ nhàng, bình dị khi nhắc đến 3 tiếng “Làng đại học”. Bao lớp sinh viên đã ở và đi. Lũ bạn tôi ngày đó, bây giờ có đứa đã là cử nhân đi tứ xứ để kiếm tiền, có đứa vào nội thành làm cho công ty nước ngoài, đứa vẫn còn bám trụ ở đây đợi ngày hoàn thành giấc mơ sách vở.

Những chuyến xe buýt thân thuộc vẫn đều đặn xuất bến mỗi ngày. Thời gian thì trôi cái vèo như một nhịp thở gấp gáp…ai rồi cũng phải lớn lên. Làng cũng vậy, nó ngày càng đẹp ra, khang trang hơn, hiện đại hơn. Chỉ có hơi ấm thì không bao giờ vơi bớt. Làng sẵn sàng dang đôi tay ấm áp đón chào những đứa con về thăm lại chốn xưa.

Làng không níu kéo bước chân người đi, Làng chỉ hẹn hội ngộ khi người đã “công thành danh toại”. Khi ấy, hãy trở về. Trở về đôi khi chỉ là để một lần được tắm mình trong những khung trời kỉ niệm ngày xưa.

Gia Đỗ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba chữ “Làng đại học”- giản dị thôi nhưng thấm thía, vấn vương