Do khác biệt về văn hóa ẩm thực, nên bánh ở các nước châu Á có nhiều kiểu cách và hương vị khác biệt.

Bánh Trung thu của người Nhật, Hàn, Trung Quốc

11/09/2015, 06:14

Do khác biệt về văn hóa ẩm thực, nên bánh ở các nước châu Á có nhiều kiểu cách và hương vị khác biệt.

Ở Trung Quốc
Huong vi banh Trung thu cac nuoc-hinh-anh-1
Ở Trung Quốc, Trung thu là dịp để mọi người đoàn tụ, cùng ăn bữa cơm gia đình. Bánh Trung thu vì vậy thường có hình tròn với ý nghĩa đoàn viên, còn được gọi là “bánh mặt trăng”.

Tùy theo mỗi địa phương mà bánh có kiểu cách khác nhau. Các loại nhân bánh truyền thống được ưa chuộng nhất là thịt quay, đậu đỏ (hoặc đậu xanh, đen), hạt sen, khoai môn, trái cây, trà xanh, hải sản. Nhân bánh “hiện đại” có chocolate, kem và phô mai.

Ngoài ra còn có loại bánh “da tuyết”, giống như bánh dẻo nhưng vỏ bánh mỏng hơn, làm từ các loại bột nếp, bột gạo và bột mì. Loại bánh này được giữ lạnh sau khi làm và ăn lạnh.

Bánh Tsukimi Dango Nhật Bản

Huong vi banh Trung thu cac nuoc-hinh-anh-2
Bánh Dango là loại bánh làm từ bột gạo, khá giống bánh trôi nước, có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là bánh hình tròn. Sau khi nướng, phết một lớp mật, dùng kèm bột đậu nành, uống trà.

“Tsukimi” hay “Otsukimi” là ngày lễ ngắm trăng ở Nhật vào rằm tháng Tám âm lịch, vì vậy bánh Dango ăn vào dịp này gọi là Tsukimi Dango. Bánh được xếp trên kệ gỗ, chồng lên nhau như tháp, khoảng 15 cái, bánh trên cùng được trang trí như mặt thỏ.

“Tháp bánh” được bày ở cửa sổ hoặc hiên nhà - nơi có ánh trăng chiếu vào - cùng với lọ hoa susuki, khoai môn và hoa quả. Sau khi cúng xong, có thể vừa ăn bánh vừa ngắm trăng.

Bánh Songpyeon Hàn Quốc
Huong vi banh Trung thu cac nuoc-hinh-anh-3
Songpyeon cũng là loại bánh gạo, được làm bằng cách trộn bột gạo với nước nóng. Sau đó, nhồi bột và bắt bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín.

Đặc biệt khi hấp, xếp bánh lên lớp lá thông tươi để giữ nguyên hình dạng bánh, đồng thời tạo hương vị lạ cho bánh. Bánh có hình dạng như mặt trăng khuyết. Người Hàn tin rằng trăng khuyết lại tròn, sẽ đem đến sự viên mãn. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu thành nhiều màu sắc đẹp mắt.

Bánh Songpyeon được dùng trong ngày lễ Chuseok rằm tháng Tám, với ý nghĩa như ngày lễ Tạ ơn của Hàn Quốc, cầu cho mùa sau thêm bội thu. Người Hàn thường có thói quen đoàn tụ gia đình vào ngày lễ Chuseok và cùng nhau làm bánh Songpyeon tại nhà.

Bánh sầu riêng Singapore
Huong vi banh Trung thu cac nuoc-hinh-anh-4

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng bánh Trung thu ở Singapore rất khác biệt với nhiều thay đổi. Người dân Singapore chuộng loại bánh da tuyết, vị thanh, ít dầu mỡ, tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, bánh da tuyết ở Singapore không giữ màu trắng truyền thống mà biến tấu với màu sắc phong phú. Thông thường màu vỏ bánh phù hợp với loại nhân bên trong như màu xanh cho nhân trà xanh, màu hồng cho nhân khoai môn, đặc biệt là loại bánh màu vàng nhân sầu riêng.

Có thể xem bánh dẻo nhân sầu riêng là loại bánh mang bản sắc của Singapore. Hầu hết người dân ở đây đều thích mùi vị bánh này.

Theo Dương Thảo/ Phụ nữ online



Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bánh Trung thu của người Nhật, Hàn, Trung Quốc