Trong thời gian gần đây, phong trào quyền LGBT tại Việt Nam đã nhận được sự chú ý đặc biệt từ truyền thông phương Tây với tư cách là một trong những quốc gia đi đầu tại khu vực Đông Nam Á.

Báo Mỹ đưa tin về phong trào quyền LGBT tại Việt Nam

Một Thế Giới | 24/10/2015, 17:34

Trong thời gian gần đây, phong trào quyền LGBT tại Việt Nam đã nhận được sự chú ý đặc biệt từ truyền thông phương Tây với tư cách là một trong những quốc gia đi đầu tại khu vực Đông Nam Á.

Năm 2013, thời báo Atlantic từng nhận xét Việt Nam là một quốc gia đi tiên phong trong phong trào quyền LGBT. Kênh NBC News thậm chí còn cho rằng "Việt Nam tiến bộ hơn cả Mỹ về vấn đề quyền của người đồng tính". Trong khi đó, Bloomberg thì đưa tin tức về việc nhiều lễ cưới đồng tính được tổ chức sau khi luật hôn nhân thay đổi vào đầu năm nay.
Có thể nói, Việt Nam chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi đã vươn lên cạnh tranh với Thái Lan cho vị trí dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á về phong trào quyền LGBT. Dù vậy, cộng đồng LGBT hiện vẫn còn vấp phải rất nhiều khó khăn và hứng chịu tình trạng kỳ thị công khai mà đặc biệt là nạn bạo hành trong chính gia đình của mình.
Phong trao quyen LGBT, dong tinh, ky thi dong tinh
Việc thay đổi từ "cấm" sang "không thừa nhận" trong luật hôn nhân đồng giới trong luật hôn nhân bị nhiều chuyên gia đánh giá là không đem lại nhiều lợi ích về mặt pháp lý. Theo đó, các đôi đồng tính tại Việt Nam hiện vẫn chưa được pháp luật công nhân hay bảo vệ.
Ảnh: một đôi đồng tính nam tại TP. HCM, trích từ bộ ảnh "Pink Choice" của Maika Elan
Ông Lương Thế Huy - đại diện của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi Trường (iSEE) - cho biết: "Chính những nguyên nhân mang tính truyền thống như giữ gìn huyết thống, danh dự gia đình... đã dẫn đến định kiến và mâu thuẫn. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn còn cho rằng đồng tính là một dạng tệ nạn xã hội hoặc trào lưu khiến cho người LGBT buộc phải che giấu xu hướng tính dục thật của mình với gia đình".
Trong một cuộc khảo sát của iSEE vào năm 2008 với sự tham gia của 3.000 người LGBT, 20% đã trả lời rằng họ từng bị người thân của mình bạo hành. Nhiều người trong số đó đã bỏ nhà đi bụi và trở thành trẻ em đường phố.
Phong trao quyen LGBT, dong tinh, ky thi dong tinh
 Sự kiện "Tự hào đồng tính" vào tháng 8 năm nay tại Hà Nội
Một cuộc khảo sát khác của iSEE vào năm 2009 cũng cho thấy đa phần người đồng tính tại Việt Nam phải che giấu xu hướng tính dục của mình là vì lo ngại "dư luận xã hội". Chỉ có 2.5% nói rằng mình "hoàn toàn công khai" và 5% là "đa phần công khai".
Bên cạnh đó, thái độ đối với người LGBT của người dân Việt Nam hầu hết vẫn còn khá tiêu cực. Một phần ba trong cho rằng đồng tính là "bệnh hoạn và dễ lây lan" còn 54% khác cho rằng nguyên nhân của đồng tính xuất phát từ việc "thiếu hụt sự quan tâm, tình thương hay hướng dẫn của bố mẹ". Một nửa trong số nhóm người được khảo sát cho rằng người LGBT "có thể chữa trị được".
Trần Lan Anh - một người đồng tính nữ - chia sẻ cô từng bị bạo hành bởi cha mẹ và bỏ nhà ra đi vào năm 13 tuổi. Sau đó, cô đã tìm mọi cách để xin việc nhưng đều bị từ chối. Cuối cùng, Lan Anh đã hành nghề mại dâm để kiếm sống.
Phong trao quyen LGBT, dong tinh, ky thi dong tinh
Tình trạng kỳ thị người LGBT không chỉ diễn ra ở nhà và nơi làm việc mà còn ở trong môi trường học đường. Theo một báo cáo của tổ chức USAID và tổ chức UNDP vào năm 2014, nhiều học sinh/ sinh viên là người LGBT thường xuyên cảm thấy bất an, phải bỏ học và nhiều lần nghĩ đến chuyện tự vẫn.
Một thử thách khác mà cộng đồng LGBT Việt Nam đang phải đối mặt chính là sự thiếu sót trong dịch vụ y tế. Đối với cộng đồng người chuyển giới, việc không có trung tâm y tế ở Việt Nam chuyên về phẫu thuật chuyển giới đã gây ra rất nhiều khó khăn và nguy hiểm. 
Phong trao quyen LGBT, dong tinh, ky thi dong tinh
 Ảnh: trung tâm ICS
Theo ông Lương Thế Huy, điều nên ưu tiên nhất hiện nay chính là nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề LGBT cũng như kêu gọi cải cách từ chính phủ.
"Giáo dục giới tính trong trường học là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà chúng tôi đang tìm cách thay đổi. Tương lai nằm trong tay của thế hệ trẻ. Các em phải có được kiến thức đúng và phải được chỉ dạy cách sống thông cảm và hòa đồng trong sự đa dạng", ông nói.
"Hệ thống giáo dục tại các trường học ở Việt nam đều như nhau, ngay cả với trường tư cũng vậy, cũng đều do chính phủ quản lý. Việc thêm giáo dục giới tính vào chương trình học chính thức là rất khó và cần phải được thay đổi từ cấp cao", ông Huy nói thêm. "Chúng tôi vẫn còn nhiều điều phải làm trên phương diện quyền LGBT".
Toàn Tăng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
35 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ đưa tin về phong trào quyền LGBT tại Việt Nam