Phân tích hơn 3,2 triệu tin nhắn từ 16.000 kênh Telegram, tờ The New York Times kết luận ứng dụng này có đầy hoạt động phi pháp lẫn hoạt động cực đoan.
Khoa học - công nghệ

Báo Mỹ ghi nhận Telegram ‘tràn ngập’ hoạt động phi pháp và cực đoan

Cẩm Bình 08/09/2024 14:45

Phân tích hơn 3,2 triệu tin nhắn từ 16.000 kênh Telegram, tờ The New York Times kết luận ứng dụng này có đầy hoạt động phi pháp lẫn hoạt động cực đoan.

Báo phát hiện 1.500 kênh của các nhóm theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng, 20 kênh bán vũ khí và ít nhất 22 kênh rao bán thuốc lắc, cocaine, heroin cùng nhiều loại chất gây nghiện khác. Đặc biệt nhóm Hamas tại Dải Gaza từng dùng Telegram phát cảnh tập kích miền nam Israel giết chết hơn 1.000 người vào tháng 10 năm ngoái. Lượng người xem hơn 40 kênh liên quan đến Hamas tăng gấp 10 lần.

The New York Times cũng lưu ý đến kênh Terrorgram tập hợp nhiều người theo chủ nghĩa tân phát xít, thường xuyên chia sẻ thông điệp lẫn đoạn phim kích động bạo lực. Kênh dính líu đến vài vụ tấn công trong đó có vụ xả súng hộp đêm LGBTQ+ tại Slovakia năm 2022.

Phân tích của The New York Times được công bố sau khi nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) Telegram Pavel Durov bị Pháp bắt giữ trong khuôn khổ cuộc điều tra về ấu dâm, buôn bán ma túy và giao dịch gian lận trên ứng dụng. Sau khi tại ngoại nhờ nộp số tiền bảo lãnh kỷ lục, ông chỉ trích hành động bắt giữ người đứng đầu một dịch vụ internet về hành vi phạm pháp do bên thứ ba gây ra trên ứng dụng họ quản lý là sai lầm. Tuy nhiên mới đây Telegram lại cập nhật chính sách, cho phép người dùng báo cáo nội dung độc hại.

screenshot-2024-09-02-131804.png

Loạt tính năng khác biệt

Telegram kết hợp tính ẩn danh của web đen với tính dễ dàng sử dụng của nền tảng thương mại điện tử. Rất dễ tìm thấy kênh bán vũ khí, ma túy, thẻ ATM sao chép,… với đầy đủ hình ảnh trên đây. Bên cung cấp công khai thông tin liên lạc cũng như chào hàng với giá chiết khấu.

Khởi đầu dưới dạng ứng dụng nhắn tin văn bản giống iMessage hay WhatsApp, Telegram đến năm 2014 đột phá bằng cách ra mắt tính năng phát sóng. Ngày nay các kênh phát nội dung là một trong số công cụ nổi tiếng của ứng dụng này được giới quan chức, tổ chức công lẫn tư sử dụng để chia sẻ văn bản và hình ảnh.

Tiếp đến tính năng “siêu nhóm” xuất hiện. Trái ngược với đối thủ WhatsApp giới hạn quy mô nhóm trò chuyện (vài trăm người) và hạn chế chia sẻ liên kết nhằm ngăn chặn lan truyền thông tin xấu độc, Telegram không ngừng nâng giới hạn quy mô nhóm. Đến năm 2019, một quản trị viên có thể điều hành nhóm lên đến 200.000 người.

“Siêu nhóm” lúc đầu thu hút người dùng quan tâm tiền ảo. Telegram trở thành nền tảng bàn luận về các loại tiền tệ kỹ thuật số cùng cách thức đầu tiên. Về sau không ít phần tử cực đoan, đối tượng phát tán thông tin xấu độc, kẻ bán hàng cấm lợi dụng tính năng này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ ghi nhận Telegram ‘tràn ngập’ hoạt động phi pháp và cực đoan