Sáng 31.7, Việt Nam có thêm 45 người mắc COVID-19, trong 7 ngày từ 25-31.7 và có 93 trường hợp đã được phát hiện tại 6 tỉnh, thành. Do diễn biến phức tạp của ổ dịch tại Đà Nẵng, Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp để ứng phó.

Bệnh nhân 437 diễn tiến nguy kịch, Bộ Y tế tăng cường điều động cơ sở vật chất cho Đà Nẵng

31/07/2020, 11:19

Sáng 31.7, Việt Nam có thêm 45 người mắc COVID-19, trong 7 ngày từ 25-31.7 và có 93 trường hợp đã được phát hiện tại 6 tỉnh, thành. Do diễn biến phức tạp của ổ dịch tại Đà Nẵng, Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp để ứng phó.

Bộ Y tế tăng cường thêm nhân lực tinh nhuệ cho Đà Nẵng

Ngày 31.7, theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, bệnh nhân mắc COVID-19 số 437 đang trong tình trạng nguy kịch, được sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo). Bệnh nhân này có tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc COVID-19 vào ngày 27.7. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Các chuyên gia hàng đầu liên tục hội chẩn, hỗ trợ trực tiếp bệnh viện Đà Nẵng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân này.

Hiện nay, 8 bệnh nhân COVID-19 hiện đang tiên lượng rất nặng, một số trường hợp khác cũng đang diễn biến nặng dần. Bộ Y tế đang tập trung nguồn lực, dốc sức điều trị cho các bệnh nhân này. Việt Nam có thêm một số ca bệnh nặng đang điều trị tại các bệnh viện Đà Nẵng là bệnh nhân 416, bệnh nhân 418, bệnh nhân 428, bệnh nhân 431, bệnh nhân 436, bệnh nhân 437, bệnh nhân 438. Ngoài ra, có một số bệnh nhân tiên lượng nặng lên như bệnh nhân 429, bệnh nhân 426, bệnh nhân 427, bệnh nhân 430, bệnh nhân 422, bệnh nhân 433... Đa phần trong số các bênh nhân nặng là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị các cơ sở y tế tập trung nguồn lực, dốc sức điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nhưng phải chú trọng bảo vệ nhân viên y tế: "Cuộc chiến phòng, chống COVID-19 còn dài, phía trước còn rất nhiều thách thức. Do đó, trước tiên, chúng ta phải bảo vệ các y bác sĩ và nhân viên y tế để có người điều trị cho bệnh nhân.

Các bệnh viện tuyệt đối không được chủ quan, lơ là dù chỉ một phút trong điều trị COVID-19 vì căn bệnh này rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể diễn biến xấu rất nhanh. Chúng ta phải nỗ lực cao nhất, giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong của bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và rất nặng", ông Khuê nhấn mạnh.

Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã gửi công điện tới UBND TP Đà Nẵng về việc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, đồng thời truy vết bằng được ca nhiễm F1 tại tỉnh này.

Cũng trong ngày hôm nay, thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa ký quyết định xuất cấp cho Bệnh viện C Đà Nẵng một số vật tư y tế để phục vụ công tác phòng chống dịch từ nguồn dự phòng. Bộ giao Bệnh viện Bạch Mai mua 30.000 khẩu trang y tế; Bệnh viện Nhi Trung ương mua 1.000 bộ quần áo chống dịch. Bộ Y tế cũng xuất từ số vật tư dự phòng của các nguồn hỗ trợ khác: 5.000 khẩu trang N95, 200 bộ quần áo chống dịch, 300 chai cồn sát trùng tay.

Dạ Thảo - Ảnh: TP

Bài liên quan
Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở Đồng Nai: Bộ Y tế chỉ đạo theo dõi chặt chẽ người bệnh nặng
Số người bị ngộ độc nghi do ăn bánh mì tại Đồng Nai đã lên đến hơn 470 người, trong đó có 7 ca điều trị hồi sức tích cực và 2 bệnh nhi đang được lọc máu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân 437 diễn tiến nguy kịch, Bộ Y tế tăng cường điều động cơ sở vật chất cho Đà Nẵng