“Nó từng là mội địa danh lãng mạn nhất ở Đức” – Đó là lần đầu tiên tôi nghỉ về đảo Schwanenwerder, một bán đảo nhỏ xíu nằm ở rìa của Gninewald (Berlin), cái tên đảo xuất hiện sau khi những con chim thiên nga bơi lội tung tăng trên vùng hồ phẳng lặng in hằn đáy nước.
Nhưng trong lúc lang thang qua những ngôi nhà xinh xắn với những khu vườn lớn và bức tường cao, tôi đã khám phá ra một số thứ có vẻ không mấy lãng mạn cho lắm. Tòa dinh thự công màu trắng khá nổi bật nằm tại số 28 Inselstrasse, nơi có những bãi cỏ xanh mướt chạy dài xuống mép nước, nới đây từng là ngôi trường cô dâu đầu tiên của Đức Quốc Xã (ĐQX), một cơ sở giáo dục đã được thành lập bởi chính chế độ ĐQX dùng để đào tạo những thiếu nữ trở thành những người phục tùng vô điều kiện, trong nom nhà cửa, nuôi trẻ- và quan trọng nhất dành tình yêu vô bờ cho Đức Quốc Trưởng (Adolf Hitler).
Trường cô dâu có tên thật là trường Reichsbruteschulen, và hầu như nó bị lãng quên mãi cho tới gần đây, một lịch sử u ám của nền Đệ tam Đức Quốc Xã mà vì một số lí do nào đó đã bị bỏ qua.
Thủ tục xét tuyển vợ
Năm 2014, dựa trên một số tàng thư của Cục dự trữ hồ sơ Liên bang Đức đặt tại thành phố Koblenz đã làm hé lộ một cái nhìn hiếm hoi về một thế giới những người phụ nữ từng có thời gian theo học tại trường. Những ngôi trường cô dâu kiểu này là một “sản phẩm tim óc” của Heinrich Himmler, kẻ đứng đầu lực lượng SS - lực lượng quốc phòng bán quân sự riêng của Adolf Hitler.
Bản thân Himmler từng bị ám ảnh trong việc đảm chắc cho những người phụ nữ phải kết hôn với những người phối ngẫu SS thích hợp, vì thế vào năm 1935 hắn ta đã thành lập nên hệ thống trường cô dâu nhằm đào tạo những cô gái thành những người vợ hoàn hảo.
Nhưng không phải ai cũng đủ tư cách. Himler muốn giữ cho lực lượng ưu tú của ông ta phải “đặc biệt trong sạch", vì thế nếu người phụ nữ trở thành vợ của một sĩ quan SS thì cô ta trước hết phả hệ của người vợ đó phải được đánh giá bởi Văn phòng định cư và chủng tộc SS (viết tắt RSO) nhằm đảm chắc rằng người phụ nữ đó không có gốc gác Do Thái hay huyết thống hỗn hợp.
|
Hôn lễ của sĩ quan Standartenfuehrer Richard Fiedler với Ursula Flamm năm 1936. |
Người phụ nữ đó cũng phải có giấy đăng kí kết hôn và gốc gác tổ tiên Aryan có từ thập niên 1800, đôi khi RSO còn viếng thăm các nhà thờ nơi tổ tiên họ đã kết hôn để tìm bằng chứng. Ví dụ, nếu người phụ nữ đó bị phát hiện có gốc gác bà cố nội là người mang dòng máu Do Thái thì cuộc hôn nhân đó sẽ không được chính quyền SS công nhận, đồng thời viên sĩ quan SS phải lựa chọn giữa vợ và công việc cái nào quan trọng hơn.
Các cô dâu có gốc gác tổ tiên Do Thái cũng gánh chịu sự sỉ nhục, và đặc điểm mũi cũng như môi trên phải khớp với các đặc điểm của chủng tộc Aryan cao quý, song song với nó là tiểu sử gia đình của các cô dâu cũng không được dính dáng đến các căn bệnh như lao.
Chỉ đến khi các giấy phép được cấp thì đám cưới mới được tiến hành, khi đó người phụ nữ sẽ bước vào “trại cô dâu” và lên kế hoạch cho ngày trọng đại. Các khóa hoc làm dâu sẽ bắt đầu khoảng 2 tháng trước lễ cưới chính thức, học phí khoảng 135 Reichmark (đồng Mark thời ĐQX, tương đương khoảng 500 bảng Anh theo thời giá ngày nay).
Các lớp dạy làm dâu
Những hoạt động học tập thường nhật khá mạnh mẽ, các cô vợ tương lai sẽ bắt đầu ngày mới bằng việc tập luyện thể dục ngoài trời và đôi khi là tắm ngoài trời trước khi ăn sáng. Những việc này mới chỉ là tập dượt để chuẩn bị cho một ngày dài với đa dạng các chủ đề họạt động như ăn uống lành mạnh, may mắn, chăm sóc con cái và trang trí nội thất (nhấn mạnh vào việc sử dụng các nguyên vật liệu của Đức).
Những bài học về việc làm chủ gia đình cũng được trình bày về cách làm thế nào để may và mặc một bộ đông phục SS. Thậm chí có những khóa học ngắn về cách đánh bóng ủng và con dao găm của chồng, cách nuôi vỗ béo ngỗng, cắm hoa, chỉ cách nói chuyện quanh các buổi dạ tiệc, thay gối, đánh bóng sàn nhà, và trên tất cả là làm thế nào để bày tỏ sự vâng lời chồng.
Mỗi cô dâu tương lai sẽ phải học “10 điều răn của phụ nữ Đức”, trong đỏ có các yêu cầu như “giữ tấm thân trong trắng”, và “hi vọng sinh con càng nhiều càng tốt”. Nhưng những ngôi trường cô dâu này cũng có những tư tưởng giáo dục tham vọng hơn so với cách phụ nữ chỉ may rèm cửa hay hun cá trích.
Quốc trưởng Adolf Hitler nhận ra rằng những bà mẹ tương lai này là “người mang văn hóa” cho thế hệ mai sau, vì thế ông ta tin rằng nhiệm vụ cần thiết nhất của những người phụ nữ là dạy dỗ con cái theo hệ tư tưởng ĐQX.
Lấy ví dụ, các cô dâu thường được nghe kể những câụ chuyện cổ tích có nội dung nghiêng về một chủng tộc văn minh nào đó nhất định. Theo đó, chàng hoàng tử trong truyện Lọ Lem đã từ chối những người chị em ngu ngốc không phải bởi vẻ ngoài xấu xí của họ, mà là bởi vì họ có gốc gác Xla-vơ.
Các cô dâu tương lai cũng học cách cầu nguyện trước khi đi ngủ để dạy dỗ con em của họ. Câu cầu nguyện bắt đầu như sau “Mein Fuhrer, lch kenn dich wohl und habe dich lieb wie Vater und Mutter” (dịch nghĩa “Lãnh tụ kính yêu, tôi biết ông bình an, và tôi kính ông như cha mẹ đẻ”).
Trung tâm của khóa đào tạo làm cô dâu là các bài học Volksgemeinschaft - tinh thần cộng đồng - chú trọng vào chủng tộc và di truyền. Những người phụ nữ được dạy làm thế nào để “phát hiện” di truyền, chẳng hạn như ai đã có các bệnh thần kinh, hay huyết thống Do Thái, sẽ làm suy yếu nòi giống đất nước.
|
Bắt đầu mỗi ngày, bài học đầu tiên của các cô gái là luyện tập thể dục để có cơ thể hoàn hảo. |
Cưới xin và nghĩa vụ làm mẹ
Có một thông điệp cứng rắn nhằm chống lại thuốc lá - một trong những nỗi ám ảnh của Hitler - bởi vì thuốc lá gặm nhấm “tế bào phôi thai” của quốc gia. Bên cạnh đó các trường cũng đặt ra sứ mạng là “hun đúc những bà nội trợ thoát ra khỏi khuôn mẫu gái văn phòng”, các hồ sơ lưu trữ cũng tiết lộ rằng chế độ ĐQX đã nắm quyền chi phối hôn nhân. Các chi tiết cho thấy những phụ nữ buộc phải thề trung thành vĩnh cửu với Hitler và hứa hẹn “duy trì bền vững chủng tộc Đức”.
Theo ý tưởng của Đảng công nhân xã hội quốc gia Đức (NSGWP) thì những bà vợ tương lai sẽ “trở nên thuần thục việc nấu nướng, coi sóc nhà cửa, may vá, rửa chén bát, ủi quần áo, chăm sóc con cái, điều dưỡng và thiết kế nhà cửa”. Những lời thề nguyện thậm chí còn thể hiện ngay trong lễ cưới. Himmler bác bỏ Thiên Chúa giáo và thích những quân nhân của mình tham gia vào một số nghi lễ Tiền đa thần được biết đến dưới cái tên là SS Eheweihen, nghi lễ cưới này không diễn ra ở nhà thờ mà là ngay trước mặt một biểu tượng Đảng, đó là một bàn thờ được trang trí các biểu tượng và lá sồi SS.
Đôi vợ chồng hạnh phúc sẽ trao nhẫn cưới bằng bạc, mặt nhẫn có khắc chữ Run huyền bí, họ sẽ nhận được một bản sao cuốn sách Mein Kampf (“Cuộc tranh đấu của tôi”). Trên cùng chiếc bánh cưới là một bức tượng nhỏ Hitler làm bằng đường. Là tác giả của một số tiểu thuyết gián điệp về thời kỳ tiền chiến Berlin, tôi đã bị thu hút bởi một danh sách dài đời sống những người phụ nữ dưới thời ĐQX.
Nền đệ tam ĐQX là một chế độ nam tính mạnh mẽ nhưng tôi muốn tìm thấy một số khác biệt ở giới tính khác. Chắc chắn, không một phụ nữ nào dưới thời ĐQX có thể bày tỏ sự ngờ vực của họ về lối sống mà họ đã được đào tạo. Cô ấy chỉ nghe về những lời hô hào dõng dạc về người phó của Hitler, Hermann Goering đại để như: “Hãy cầm chảo, chổi và quét dọn, rồi cưới một người đàn ông”. Mỗi nền văn hóa đều chú trọng về vai trò của người phụ nữ, nhưng trong nền Đệ tam ĐQX, lo âu này đã kéo dài thành nỗi ám ảnh. Nỗi ám ảnh không chỉ ở các trường cô dâu, mà ngay cả các trường làm mẹ nơi có hàng triệu phụ nữ nhận lấy thông điệp của ĐQX cho thế hệ mai sau.
Vào năm 1937, hơn 1 triệu phụ nữ Đức đã tham gia vào các khóa học làm dâu, làm mẹ cũng như những nỗ lực của Hitler nhằm đẩy nhanh tỉ lệ sinh bắt đầu đơm hoa kết trái. Nhà nước không đánh thuế đối với những gia đình có hơn 6 con, những phụ nữ có hơn 4 con được nhận biểu tượng chữ thập, còn những cặp đôi mới cưới sẽ nhận một khoản vay của chính phủ tương đương 1.000 Reichsmark nhằm giúp cho họ có một chỗ sinh sống cho mỗi đứa con chào đời.
Phá thai và ngừa thai bị cấm đoán triệt để, những cặp đôi vô sinh bị xếp vào loại “tâm bệnh”. Gertrud Scholtz-Klink, Quốc trưởng của Phụ nữ, người đã tham gia với Himmler trong việc thành lập các trường học làm dâu, đã loan tin: “Nhiệm vụ của chúng ta là một lần nữa đánh thức cảm nhận thiêng liêng, kêu gọi tình mẫu tử, đó là cách mà phụ nữ Đức sẽ trở thành người mẹ của dân tộc”.
Có một bài báo trên tờ tạp chí phụ nữ của ĐQX, tờ NS-Frauen Warte, kể về một ngôi trường cô dâu ở thành phố Oldenburg, cho thấy những cô gái có khuôn mặt non choẹt tỏ ra lúng túng quanh căn bếp.
Bài báo cũng kể về sự liên tưởng ngây thơ của một bà nội trợ vô danh kể về thời gian ở trường cô dâu. Người này kể: “Ngày này sang ngày kia là những khóa đào tạo xuyên suốt, ban đêm là các lớp học đọc, ca hát và trò chơi vui nhộn. Các gia đình tương lai là khi các bà vợ, bà mẹ luôn là trọng tâm của chương trình. Khóa học kéo dài 6 tuần và tổ chức tỏ ra hài lòng với các cô dâu, họ đã tạo ra bầu không khí cộng đồng kéo dài tới cuối khóa học”.
Ngày nay, dĩ nhiên là ý tưởng về trường cô dâu khiến người ta hơi sờ sợ, tuy nhiên những ngôi trường như thế dưới thời ĐQX thật là không khác mấy so với kì nghỉ dưỡng spa tiền đám cưới. Theo một tuyên bố từ thời đó thì “Phụ nữ sắp làm đám cưới cần phải có thời gian tĩnh dưỡng. Họ cần có khoảng 2 tháng trước ngày cưới chính thức, nhằm hồi phục tinh thần và thể chất, quên đi những lo lắng thường nhật liên quan đến nghề nghiệp trước đó, để từ đó tìm ra cách cảm nhận sự vui vẻ cho một đời sống mới khi làm vợ”.
Bí mật công ty thời trang của Hitler
Mức độ cho thấy sự kiểm soát đời sống phụ nữ của ĐQX đã được minh họa khá rõ ràng từ một trong các doanh nghiệp đầu tiên của Hitler sau khi lên năm quyền: Vụ thời trang Đệ tam ĐQX (RFB). Hitler hiểu rằng giá trị của thời trang như một thứ vũ khí nắm vai trò kiểm soát ý thức hệ, vì thế RFB chuyên xúc tiến may mặc những bộ y phục truyền thống Đức, áo vét-tông Tyrolea, trong khi đó lại cấm tiệt các xu hướng thời trang nước ngoài.
Hitler tin rằng các phong cách tiên phong từ những nhà thiết kế tài danh như Coco Chanel đã cổ xúy cho một hình dáng mất tự nhiên mà có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ Đức. Sở dĩ họ không được phép do dự cũng bởi chúng quá khêu gợi tình dục. Mỹ phẩm cũng bị xét nét. Hitler ghét son môi, vì thế ông ta nghĩ rằng người phụ nữ lí tưởng sẽ không có sơn móng tay, hay nhuộm tóc. Vào năm 1939, tờ báo của SS là Das Schwarze Korps có ghi lại lời của một người vợ SS vô danh: “Quốc Trưởng Hitler đã làm thức tỉnh chúng ta về sự vĩnh cửu và bất biến trong khái niệm phụ nữ ở Đức”.
“Tuy nhiên, điều trớ trêu là các trường cô dâu lại tương phản hoàn tọàn với những bà vợ ĐQX cấp cao chẳng hạn như Magda Goebels, phu nhân của Bộ trưởng Tuyên truyền Joseph Goebels; và Emmy Goering là một nữ diễn viên, bà này hối tiếc rằng đã lấy chồng là một chính trị gia thay vì phải là diễn viên. Hành vi của nhiều bà vợ quan chức cấp cao lại khác biệt đáng kể so với lí tưởng của trường cô dâu.
Nhìn cảnh ngày nay, thật khó để tưởng tượng rằng cách đây một thời gian dài, hòn đảo Schwanenwerder là nơi có một cộng đồng dân cư toàn biệt thự xa hoa, chỉ huy là các thành viên cao cấp của nền Đệ tam ĐQX, bao gồm cả Albert Speer và Rudolf Hess. Nằm cách đó không xa tính từ trường cô dâu là biệt thự của Joseph Goebbels, nơi hai vợ chồng Diana Mitford và Oswald Mosley đã tổ chức lễ cưới của họ vào năm 1936.
Thật khó để hình dung ra nó là trường cô dâu với các biểu tượng chữ thập ngoặc trên cửa cổng, và các tấm áp - phích tuyên bố “Nấu ăn là vũ khí của phụ nữ” hay “Hãy nghiêm lệnh tiết kiệm thời gian và nỗ lực”.
Phan Bình/ Theo Đang yêu