Trên Jerusalam Post, hai tác giả Oded Eran, Shimon Stein phân tích về hành trình tìm năng lượng của Châu Âu để giảm phụ thuộc vào Nga.

Bị Nga làm khó, châu Âu cầu cứu Israel nhưng nước xa khó cứu lửa gần

Anh Tú | 19/07/2022, 09:57

Trên Jerusalam Post, hai tác giả Oded Eran, Shimon Stein phân tích về hành trình tìm năng lượng của Châu Âu để giảm phụ thuộc vào Nga.

Cuộc tấn công Ukraine của Nga đã gây ra một số kết quả bất ngờ. Trong số đó là mối quan tâm mới, chủ yếu của châu Âu, là ở Đông Nam Địa Trung Hải (là một phần của Vùng lân cận phía Nam của EU). Đây là khu vực mà Liên minh châu Âu và NATO luôn coi là một phần trong môi trường chiến lược của họ, nhưng không thể chuyển thành một kế hoạch hành động cụ thể.

Hội nghị Madrid năm 1991 và tiến trình Barcelona năm 1995 đã tạo ra hy vọng cho sự hợp tác trong khu vực, với châu Âu là trụ cột. Nhưng những hy vọng này đã sớm bị bỏ rơi khi các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine không đạt được một thỏa thuận toàn diện, và châu Âu trở nên bận tâm với những dư âm của sự kiện Liên Xô sụp đổ.

Quyết định của EU để giảm sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, đã tạo ra nhu cầu về các nguồn thay thế, và Đông Địa Trung Hải đã được “phát hiện”. Tổng lượng khí đốt tự nhiên do Israel và Ai Cập sản xuất sẵn để xuất khẩu có thể đạt mức 20 tỉ mét khối khá nhanh chóng.

Con số này thấp hơn nhiều so với nguồn cung hàng năm của Nga là 140 tỉ mét khối, nhưng cùng với lời hứa của Mỹ là 15 tỉ mét khối thì nếu thành hiện thực thì tổng lượng khí của Ai Cập – Israel và Mỹ cũng chỉ chiếm 25% nguồn cung của Nga. Dù, nó là một khởi đầu đáng trông cậy trong năm nay. Trong một nỗ lực để đảm bảo một thỏa thuận, chủ tịch Ủy ban EU đã có chuyến thăm đến Israel và Ai Cập và ký một thỏa thuận ban đầu.

Thỏa thuận dài hạn này sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Ai Cập-Israel và có thể lôi kéo người Palestine tự tin phát triển mỏ khí đốt của họ. Dù mỏ khí nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Palestine. Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến chính phủ Lebanon để thể hiện một quan điểm bớt cứng rắn và thực tế hơn trong tranh chấp hàng hải với Israel.

Các vấn đề với việc vận chuyển khí đốt đến Châu Âu

Một trong những vấn đề lớn trong việc vận chuyển khí đốt đến châu Âu là năng lực hạn chế của cơ sở sản xuất hóa lỏng duy nhất trong khu vực, nằm ngoài khơi bờ biển Ai Cập. Ngay cả khi ý tưởng đường ống East Med được cho là khả thi, thì cũng phải mất vài năm để đi vào hoạt động.

Trong trường hợp này, phương án vận chuyển khí đốt đến mạng lưới đường ống dẫn khí đốt đã tồn tại ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ được hồi sinh. Điều này sẽ phụ thuộc phần lớn vào niềm tin của các nhà sản xuất khí đốt Đông Địa Trung Hải và châu Âu rằng Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Recep Tayyip Erdogan sẽ không làm gián đoạn dòng khí đốt trong tương lai để kiếm chác, như đã từng làm trong trường hợp ra yêu sách với Thụy Điển và Phần Lan khi 2 nước xin gia nhập NATO.

Bất kể khí đốt sẽ được vận chuyển như thế nào, toàn bộ khu vực Đông Địa Trung Hải rộng lớn hơn, bao gồm Jordan và thậm chí cả Syria, giờ đây có thể trở thành một nhà cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu. Họ có thể trở thành đối tác của châu Âu trong việc sản xuất năng lượng sạch và tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và gió. Chấp nhận đầu tư khử muối để biến những khu vực rộng lớn hiện đang khô cằn có thể trở thành những vựa bánh mì cho thị trường đã nhận thức ra nguy cơ phụ thuộc vào một số nhà sản xuất hàng hóa quan trọng.

duong-ong-2.jpg
Đường ống dự kiến đưa năng lượng từ Israel đến châu Âu - Ảnh: Internet

Tầm nhìn này đang trở thành hiện thực - ví dụ như thỏa thuận ba bên giữa Israel, Jordan và một tập đoàn của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất để khử muối bằng năng lượng mặt trời. Một châu Âu năng động hơn về mặt chính trị và kinh tế có thể tăng cường quá trình này và thêm vào sự ổn định của khu vực, vốn là lợi ích chiến lược của châu Âu.

Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến NATO và các nước thành viên yêu cầu phải đáp trả hành động của Nga. Tăng cường ngân sách quốc phòng và một loạt các cải cách mở ra cơ hội hợp tác giữa Israel và các thành viên NATO trong việc giải quyết các thách thức trong tương lai.

Ý tưởng về một NATO - Trung Đông có thể còn sớm, nhưng các cuộc tham vấn khu vực thường xuyên giữa các bên như Đối thoại Địa Trung Hải hoặc đối thoại vùng Vịnh của NATO, có thể bắt đầu một cách không chính thức và phát triển thành một phần chính thức như kiểu Đối tác vì Hòa bình mà một số quốc gia Trung Á có với NATO.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị Nga làm khó, châu Âu cầu cứu Israel nhưng nước xa khó cứu lửa gần