Tạp chí FT nhận định các biện pháp chống sốt xuất huyết của Việt Nam được đánh giá là tấm gương cho khu vực, nhất là trong bối cảnh nguy cơ lan truyền dịch bệnh này đang ở mức báo động với nhiều quốc gia Nam Á và Đông Nam Á.

Biện pháp chống sốt xuất huyết của Việt Nam được đánh giá là tấm gương cho khu vực

Anh Tú | 10/10/2023, 07:00

Tạp chí FT nhận định các biện pháp chống sốt xuất huyết của Việt Nam được đánh giá là tấm gương cho khu vực, nhất là trong bối cảnh nguy cơ lan truyền dịch bệnh này đang ở mức báo động với nhiều quốc gia Nam Á và Đông Nam Á.

muoi.jpg
Thả muỗi vằn mang wolbachia phòng sốt xuất huyết

Những khu vực miền núi trên thế giới và các quốc gia ở Nam Á và Đông Nam Á ngày càng trở nên dễ bị tổn thương trước những thảm họa và dịch bệnh do biến đổi khí hậu gây ra. Một số quốc gia Mỹ Latinh đang phải đối mặt với mối đe dọa sốt xuất huyết ngày càng tăng trong năm nay. Mỹ và các quốc gia ở châu Âu cũng đã ghi nhận nhiều ca sốt xuất huyết và bệnh khác do muỗi lây truyền ở những khu vực mà dịch bệnh này từng bị xóa sổ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện chỉ có một loại vắc xin sốt xuất huyết được cấp phép sử dụng và 5 loại vắc xin khác đang được phát triển, hai trong số đó đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Dư luận cho rằng chưa có đủ quyết tâm trong việc phát triển vắc xin.

Nhà báo mảng khoa học từng làm việc cho WHO, Priya Joi đánh giá: “Trong khi người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp vẫn chịu nguy cơ cao, thì sự lây lan của căn bệnh này (sốt xuất huyết) sang châu Âu và Bắc Mỹ có thể đã thúc đẩy việc phát triển vắc xin, vì người dân ở đây trước giờ không bị ảnh hưởng thì nay bắt đầu thấy tác hại từ các bệnh truyền nhiễm toàn cầu thực sự như thế nào”.

Sự bất bình đẳng trong hệ thống y tế thể hiện rõ nhất ở các quốc gia như Nepal, nơi bệnh sốt xuất huyết tràn ngập các bệnh viện trong nước. Ngay cả ở thủ đô Kathmandu được trang bị tương đối tốt, cũng ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất trên toàn quốc vào năm 2022. Đầu năm nay, Viện Khoa học y tế ở thành phố Dharan thuộc quận Sunsari, nơi đã ghi nhận gần một nửa số ca sốt xuất huyết của Nepal cho đến nay, đã phải chuyển đổi 100 giường ở một cơ sở điều trị COVID-19 sang phục vụ điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Nhưng các bác sĩ cho biết những nỗ lực như vậy sẽ không hoàn toàn khả thi ở các vùng miền núi xa xôi do khó khăn về hậu cần và nguồn lực hạn chế. Chẳng hạn, bệnh viện công 15 giường ở Dunai, là cơ sở y tế lớn nhất và là bệnh viện lớn duy nhất trong huyện Dolpa hẻo lánh, nơi có gần 43.000 người sinh sống.

Akhada Upadhaya, một nhân viên y tế tại đây cho biết bệnh viện thiếu phòng xét nghiệm và nguồn thuốc men để điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Thay vào đó, nhân viên y tế phải sử dụng bộ xét nghiệm nhanh để xác định các trường hợp dương tính. Nếu bệnh trở nên trầm trọng hơn, bác sĩ ở đây thường chuyển bệnh nhân đến bệnh viện lớn hơn gần nhất ở Surkhet, nơi phải mất khoảng 18 tiếng đồng hồ đi đường. Ngay cả khi thời tiết thuận lợi và đủ tiền để vận chuyển hàng không thì cũng mất 1 giờ đi ô tô đến sân bay tại huyện.

Upadhaya nói: “Không thể điều trị các ca sốt xuất huyết nặng ở đây” và cho biết bệnh viện đã rất may mắn khi đến nay vẫn chưa xảy ra ca nhiễm nào biến chứng. Upadhaya so sánh: “Ở đây không giống như ở thành phố, các ca nặng sẽ tử vong nếu không có dịch vụ y tế tốt hơn mà điều này có thể mất nhiều năm để thành hiện thực ở một nơi như Dolpa. Vì vậy chính quyền địa phương phải xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc”.

Ngay tại Kathmandu, các chuyên gia cho biết hệ thống quản lý chất thải và thoát nước kém hiệu quả của thành phố đã tạo điều kiện cho vi rút sốt xuất huyết bùng nổ không thể kiểm soát. Meghnath Dhimal, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Hội đồng Nghiên cứu sức khỏe Nepal do chính phủ điều hành, nói rằng khô hạn tạo ra các hồ nước tù đã trở thành nơi sinh sản của muỗi. Các chuyên gia khác cho rằng chính quyền thường phản ứng chậm hoặc dường như không quan tâm thấu đáo. Ví dụ, ngay cả khi Bộ Y tế triệu tập các quan chức từ 3 quận của Thung lũng Kathmandu để thảo luận về các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết vào tháng 7, chỉ có 6 trong số 18 quan chức có mặt.

Trong khi đó, các bác sĩ phải liên tục cảnh báo người dân địa phương về bệnh sốt xuất huyết. Tỷ lệ tử vong năm 2022 đã cao hơn gần 15 lần so với năm 2019, số ca nhiễm và tử vong trong năm nay có thể tương đương hoặc còn cao hơn nếu không có sự can thiệp kịp thời. Tính đến đầu tháng 10, số ca sốt xuất huyết ở Nepal đã vượt quá 34.000. Bộ Y tế nước này cho biết tình trạng lây nhiễm có thể đạt đỉnh điểm vào tháng 10, trong giai đoạn hậu gió mùa.

Dhimal nói: “Trừ khi có phản ứng phối hợp liên ngành từ chính phủ và toàn bộ cộng đồng, nếu không sẽ không thể kiểm soát được bệnh sốt xuất huyết”, đồng thời ông kêu gọi: “Chỉ cần chúng ta bỏ 30 phút mỗi ngày để tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi thì chúng ta có thể kiểm soát đáng kể bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng”.

Trong những năm gần đây, một số quốc gia đã sử dụng những đổi mới công nghệ mới để kiểm soát bệnh sốt xuất huyết, dựa trên kinh nghiệm loại trừ bệnh sốt rét ở các quốc gia như Mỹ. Năm 2019, Việt Nam đã công bố “Hệ thống dự báo mô hình sốt xuất huyết dựa trên số liệu vệ tinh” (D-MOSS), để dự đoán sốt xuất huyết bằng cách kết hợp dữ liệu vệ tinh, quan sát tại chỗ và dự báo khí hậu theo mùa để đưa ra cảnh báo và khuyến cáo tốt hơn.

Theo Darren Lumbroso, Giám đốc kỹ thuật của Wallingford - tổ chức nghiên cứu và tư vấn nhân sự có trụ sở tại Anh, công nghệ này có thể giúp dự đoán số ca sốt xuất huyết trước 6 tháng. Lumbroso nói: “Phạm vi bao phủ không gian chưa từng có của dữ liệu vệ tinh có thể giúp hiểu được nguồn gốc của nhiều yếu tố gây căng thẳng môi trường đối với ngành y tế, đặc biệt là ở những khu vực có hệ thống giám sát mặt đất kém hoặc không có”.

Theo Lumbroso, công nghệ D-MOSS là một trong những giải pháp khả thi đối với bệnh sốt xuất huyết trong khu vực vì nó cho phép quan chức y tế các cấp đưa ra cảnh báo thường xuyên về khả năng bùng phát bệnh sốt xuất huyết và cải thiện các biện pháp lập kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.

Trong khi đó, các nhà khoa học thuộc chương trình Muỗi thế giới đang dùng muỗi cấy vi khuẩn wolbachia lây cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết để "dĩ độc trị độc" một cách hiệu quả. Những con muỗi nhiễm wolbachia như vậy đã được thả ở hàng chục quốc gia, gồm cả Việt Nam và Indonesia, và cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết ở thành phố Medellin (Colombia) đã giảm từ 94 - 97%.

Nhưng các quốc gia như Nepal, nơi mới bắt đầu trải qua những đợt bùng phát sốt xuất huyết lớn, vẫn chưa đủ nhạy bén để cân nhắc hay thực hiện can thiệp nhanh chóng như vậy nhằm ngăn ngừa lây nhiễm. Hiện tại, các chuyên gia y tế công cộng và chính quyền Nepal phần lớn đang khuyến nghị áp dụng các kỹ thuật đã được thử nghiệm để tiêu diệt môi trường sống của muỗi.

Mặc dù vậy, các bác sĩ như Upadhaya ở Dolpa tin rằng cần phải khẩn trương hơn trong việc giải quyết vấn đề này ở tất cả các cấp chính quyền. Ông nói: “Hiện tại, chúng tôi chưa tìm thấy muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ở nơi có độ cao hơn Dunai. Nhưng có khả năng chúng sẽ tồn tại ở đó trong tương lai. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ nếu không sẽ quá muộn”.

Bài liên quan
TP.HCM: Bé trai 4 tuổi mắc sốt xuất huyết nguy kịch thoát chết sau 6 lần lọc máu
Sau 3 ngày sốt, bé trai 4 tuổi bị sốc sốt xuất huyết nặng, sốc kéo dài gây rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, suy hô hấp, biến chứng suy đa cơ quan…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
30 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biện pháp chống sốt xuất huyết của Việt Nam được đánh giá là tấm gương cho khu vực