Quy định 132 của Bộ Chính trị nêu rõ 27 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án bị cấm.

Bộ Chính trị cấm nhận quà trong hoạt động tố tụng

P.V | 08/11/2023, 13:44

Quy định 132 của Bộ Chính trị nêu rõ 27 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án bị cấm.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Trong đó, nhận quà gồm lợi ích vật chất hoặc phi vật chất dưới mọi hình thức để làm trái quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước; tặng quà trực tiếp hoặc gián tiếp dưới mọi hình thức để tác động, gây ảnh hưởng đến người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Các hành vi vi phạm còn bao gồm: lãnh đạo, tham mưu, ban hành văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử; thiếu trách nhiệm, buông lòng lãnh đạo, quản lý để xảy ra vi phạm; bao che, dung túng, tiếp tay, xử lý không đúng quy định hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn để tham nhũng.

thuong-truc-ban-bi-thu-truong-thi-mai.jpeg
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai - Ảnh: thanhtra.vn

Can thiệp, cản trở, tác động vào hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc kiểm toán; ép buộc cấp dưới che giấu, báo cáo sai sự thật, thực hiện sai quy trình nghiệp vụ; cố ý không tiếp nhận hoặc giải quyết không đúng quy định nguồn tin về tội phạm; che giấu, làm sai lệch, sót lọt nguồn tin về tội phạm hoặc sai hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, cũng được coi là vi phạm.

Việc lạm quyền, tham nhũng cũng được xác định khi có các hành vi không truy tố người có tội hoặc truy tố người không có tội, ban hành bản án trái luật; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế, tư pháp trái luật; nhục hình, bức cung, mớm cung, thông cung với người bị buộc tội; trì hoãn thời gian giám định, định giá tài sản không đúng quy định; đề nghị, quyết định hoãn, tạm đình chỉ án tù, miễn, giảm thời gian phạt tù; cố ý làm trái nội dung bản án.

Hàng loạt các hành vi khác cũng được Bộ Chính trị xác định là biểu hiện của việc lợi dụng chức vụ quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực như: cố ý vi phạm quy định niêm phong, mở niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; cản trở trái phép hoạt động người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại; giải quyết không đúng về chế độ thăm người bị buộc tội, phạm nhân; lợi dụng việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác để trục lợi; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản hoặc áp đặt quyết định trái pháp luật...

Quy định này áp dụng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Theo Bộ Chính trị, quy định nhằm "đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng; sự giám sát của cơ quan và đại biểu dân cử". Mọi quyền lực được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, ràng buộc bằng trách nhiệm. Quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách nhiệm càng lớn.

Quy định cũng nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan, tuân thủ quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của cơ quan, tổ chức trong tố tụng, thi hành án.

Bài liên quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
Ngày 20.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Chính trị cấm nhận quà trong hoạt động tố tụng