Liên quan đến cuốn sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, nhiều phụ huynh cho rằng với phương pháp này họ sẽ không biết cách dạy con như thế nào khi về nhà.

Bộ GD-ĐT khẳng định không mở rộng chương trình Công nghệ giáo dục

Hải Yến | 12/09/2018, 07:36

Liên quan đến cuốn sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, nhiều phụ huynh cho rằng với phương pháp này họ sẽ không biết cách dạy con như thế nào khi về nhà.

Nhiều tỉnh thành đã áp dụng

Chia sẻ về vấn đề này, chính GS Hồ Ngọc Đại đã khẳng định phụ huynh không nên can thiệp vào việc học của con, không nên áp dụng phương pháp dạy học cũ để cho trẻ con học theo mà chính phương pháp dạy học theo công nghệ giáo dục là không có bài tập về nhà mà cũng không hề có ôn tập.

Trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết hiện nay việc triển khai tài liệu vẫn ổn định ở 48 tỉnhthành với 771.588 học sinh của 8.000 trường tiểu học. Thậm chí có những trường tại các tỉnh có 100% học sinh tiểu học đã học theo sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Sách Công nghệ Giáo dục lớp 1 là sản phẩm nghiên cứu của một nhóm nghiên cứu do GS-TS Hồ Ngọc Đại trực tiếp chủ biên, hoàn thành năm 1978, sau đó được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện thí điểm tại Trường thực nghiệm (cơ sở ở phố Liễu Giai, Hà Nội). Sau đó, nó được triển khai khá rộng, đến năm 2001- 2002, đã tổ chức triển khai được 43 tỉnh, thành phố. Năm 2016, đã có 48 tỉnh thành tham gia thực hiện thí điểm, một chương trình có sức sống mở rộng được như vậy, theo Bộ GD-ĐTlà có tính khả thi.

"Với cách tiếp cận và truyền dạy của sách công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có khác cách dạy truyền thống nhưng vẫn cùng đích đến với sách giáo khoa chính thống là giúp học sinh “đọc thông viết thạo”. Như vậy, về mặt chuyên môn và quản lý nhà nước, sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại được đánh giá tốt và là tài liệu được triển khai rộng rãi trên cả nước, chứ không chỉ trong Trường thực nghiệm. Theo thống kê mới nhất, năm học 2018-2019, cả nước có 49 tỉnh, thành triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục với gần 800.000 học sinh. Khoảng gần 50% học sinh lớp 1 đang học sách của GS Hồ Ngọc Đại" - Thứ trưởng cho hay.

Ngay tại Hà Nam, Nam Định... các trường tiểu học của tỉnh này đều áp dụng dạy sách công nghệ giáo dục cho các em học sinh. Thầy Nguyễn Trọng Cung - Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Trụ (H.Lý Nhân, Hà Nam) cho biếtnhà trường đã áp dụng dạy chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục tới năm học 2018 - 2019 là năm thứ 5. Khi học sách này các em học sinh đều đọc thôngviết thạo và nắm rất chắc về quy tắc chính tả. Các bậc phụ huynh hết sức yên tâm vì chúng tôi đã dạy 5 năm rồi. Mục tiêu đầu tiên là đảm bảo các em học sinh đọc thông viết thạo và không bị sai lỗi chính tả. Từ những ưu việt của nó, nhà trường cũng mong muốn thời gian tới chương trình này sẽ được triển khai để thực hiện cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể rất tốt".

GS Hồ Ngọc Đại cho biết sách Công nghệ giáo dục và đánh vần "tròn, vuông"là phân biệt rõ âm và vần trong dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1. Ông cũng khẳng định chương trình Công nghệ giáo dục sẽ thay thế cách dạy cũ.

Vẫn không được coilà sách giáo khoa

Dù được đánh giá tốt và đang được áp dụng rộng rãi, sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không phải sách giáo khoa, mà chỉ là tài liệu được áp dụng trong nhà trường trên tinh thần tự nguyện của địa phương và cơ sở giáo dục.PGS-TS tâm lý giáo dục Trần Thành Nam (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng thời đại thay đổi, nội dung giáo dục, phương pháp thay đổi thì bố mẹ cũng cần cập nhật để đồng hành với con. "GS Hồ Ngọc Đại nói bố mẹ không can thiệp vào việc học của con chứ không có nghĩa là mặc kệ con mà phải hiểu rằng có những đứa trẻ học theo cách thức này sẽ vào trong đầu hơn, nhưng nhiều bố mẹ lại luôn muốn rằng con mình phải học theo cách thức mà bố mẹ ngày xưa học “như vậy tương lai chỉ phấn đấu bằng lịch sử” – ông Nam khẳng định.

Theo một số các chuyên gia giáo dục, hiện tại một số chương trình sách giáo khoa do chính Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm, vì thế nếu so sánh bộ SGK đang được lưu hành với sách Công nghệ giáo dục thì bộ sách của GS Hồ Ngọc Đại chỉ là tài liệu dạy học. Bộ GD-ĐT khẳng định sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó khăn, dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, việc độc quyền sách giáo khoa sẽ bị xóa bỏ khi một chương trình nhưng nhiều sách giáo khoa sẽ bắt đầu từ năm 2019 hoặc 2020, triển khai từ lớp 1. Bên cạnh đấy, Bộ GD-ĐT chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, tất cả tài liệu dạy học (trong đó có Công nghệ giáo dục) được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được hội đồng quốc gia thẩm định. Căn cứ kết luận và đề xuất của hội đồng thẩm định quốc gia, Bộ trưởng GD-ĐT sẽ phê duyệt danh mục sách giáo khoa (theo chương trình giáo dục phổ thông mới). Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục được phép lựa chọn sách giáo khoa phù hợp.

Và trước những bất đồng trong dư luận xã hội về chương trình Công nghệ giáo dục, mới đây Bộ GD-ĐT đã gửi văn bản hướng dẫn đến các địa phương. Theo đó, các Sở GD-ĐT địa phương triển khai tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục trên nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với điều kiện trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019. Đặc biệt, sẽ chỉ triển khai trên các địa phương đã sử dụng chương trình Công nghệ giáo dục, không mở rộng để tạo sự ổn định cho đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Hàm Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT khẳng định không mở rộng chương trình Công nghệ giáo dục