Tổ chức Thú Y thế giới OIE có báo cáo ngày 3/8/2018 về việc phát hiện dịch tả heo châu Phi xảy ra lần đầu tại trại heo ở tỉnh Liêu Ninh thuộc vùng Đông-Nam Trung Quốc.

Thịt heo sẽ khan hiếm nếu bệnh dịch tả xảy ra

Anh Đủ | 11/09/2018, 18:05

Tổ chức Thú Y thế giới OIE có báo cáo ngày 3/8/2018 về việc phát hiện dịch tả heo châu Phi xảy ra lần đầu tại trại heo ở tỉnh Liêu Ninh thuộc vùng Đông-Nam Trung Quốc.

Trong thời gian khoảng một tháng, bệnh bùng phát liên tục và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi heo cũng như cuộc sống của người dân Trung Quốc.

Cập nhật đến ngày 8/9/2018, đã có 14 ca bệnh được phát hiện ở 6 tỉnh với số lượng heo đã tiêu hủy đã trên 40 nghìn con. Với các ca bệnh liên tục được báo cáo đã cho thấy những nỗ lực để kiểm soát sự lây lan của ASFV ở Trung Quốc dường như không có hiệu quả.

Điều đó, khiến cho khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam chịu nhiều rủi ro cao xảy ra dịch tả heo châu Phi bởi có sự di chuyển của heo, xác heo, và khả năng virus nhiễm sẽ qua người và thức ăn có nguồn gốc từ thịt heo chưa được nấu chín.

Bệnh dịch tả heo châu Phi đang làm mất cân bằng về giá heo giữa các vùng có dịch và không có dịch tại Trung Quốc. Theo thông tin từChanel News Asia, giá heo thịt ở Liêu Ninh chỉ là 12,02 NDT/kg (tương đương 1,76 đôla Mỹ), trong khi đó ở phía Đông Nam tỉnh Chiết Giang, giáp ranh với trung tâm quốc tế Thượng Hải, giá tăng vọt lên 17,74 NDT/kg (2.60 đôla Mỹ) trong tuần này, tăng 23% kể từ đầu tháng 8.

Dịch bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của một bộ phận người nông dân, các công nhân chăn nuôi, công nhân trong nhà máy cám, công nhân trong nhà máy giết mổ, các nhà máy thức ăn chăn nuôi.

Nguồn cung cấp thịt heo thiếu hụt dẫn đến giá của thịt heo sẽ tăng cao gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Thực tế đã chứng minh giá thịt heo năm 2007 ở Trung Quốc sau khi xảy ra dịch bệnh Tai xanh (HP-PRRS: High Pathogenic Reproductive and Respiratory Syndome) đã tăng lên gấp 4 lần trước đó.

Hiện tại, với những quốc gia chưa có dịch bệnh, việc dừng nhập khẩu heo sống và các sản phẩm liên quan đến heo đã được đưa ra đối với các nước đã có dịch bệnh. Điều này thực sự là đáng lo ngại đối với các quốc gia đang xuất khẩu thịt heo lớn trên thế giới như Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Canada,…nếu có dịch bệnh xảy ra, giá trị mỗi năm có đến 30,2 tỷ đôla thịt heo được giao dịch trên toàn cầu.

Trong khi tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, trong 6 năm từ 2007-2012, dịch bệnh tai xanh đã làm 1,5 triệu con heo mắc bệnh và hơn 900 ngàn con heo bị tiêu hủy, gây thiệt hại cho nhà nước gần 1.600 tỷ đồng (bao gồm tiền mua văcxin, tiền hỗ trợ tiêu hủy, tiền mua thuốc sát trùng và công chống dịch).

Theo số liệu năm 2006 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, bệnh Tai xanh chủng độc lực cao (HP-PRRS: High Pathogenic Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome) đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi heo Trung Quốc, số lượng heo giảm 3% toàn đàn heo, riêng đối với vùng có dịch, lượng heo giảm đến 25% so với năm 2005.

Tuy nhiên, HP-PRRS là bệnh có văcxin hiệu quả để phòng bệnh. Hãy thử tưởng tượng thiệt hại của một bệnh tương tự như HP-PRRS là ASF xảy ra mà chưa có văcxin và biện pháp xử lý hiệu quả thì thiệt hại sẽ nghiêm trọng như thế nào?

Bảo Ngọc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thịt heo sẽ khan hiếm nếu bệnh dịch tả xảy ra