Kỳ thi tuyển sinh 2023 bậc THPT đã qua, một số học sinh nếu tham gia xét tuyển sớm của các trường ĐH thì phải nộp lệ phí tới 2 lần.

Bộ GD-ĐT khẳng định thí sinh đóng tiền 2 lần xét tuyển là cho 2 công đoạn khác nhau

Dạ Thảo | 11/08/2023, 20:15

Kỳ thi tuyển sinh 2023 bậc THPT đã qua, một số học sinh nếu tham gia xét tuyển sớm của các trường ĐH thì phải nộp lệ phí tới 2 lần.

Theo phản ánh của một số học sinh tham dự xét tuyển ĐH thì các học sinh tham gia xét tuyển sớm ở một số trường ĐH sau khi nộp lệ phí xét tuyển xong vẫn phải nộp lệ phí xét tuyển lần 2 nữa cho Bộ GD-ĐT khi đăng ký nguyện vọng lên hệ thống chung. Ngoài việc thu lệ phí theo nguyện vọng, theo hồ sơ, có trường ĐH còn thu theo phương thức xét tuyển và mỗi trường đều có mức lệ phí hay phí đăng ký nguyện vọng khác nhau.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hệ thống chung của bộ ghi nhận 3,4 triệu nguyện vọng được đăng ký. Nếu 100% số nguyện vọng này được thí sinh nộp lệ phí thì số tiền thu được là 68 tỉ đồng. Khi số lượng nguyện vọng thí sinh đăng ký tại các trường theo phương thức xét tuyển sớm và lệ phí trường thu lớn hơn của Bộ GD-ĐT thì số tiền thí sinh, phụ huynh phải bỏ ra không phải chỉ dừng lại ở con số gần 68 tỉ đồng này.

thi-thpt-2023-16.jpg
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT 2023

Từ năm 2020, Bộ GD-ĐT không quy định mức giá dịch vụ tuyển sinh đối với học sinh tham gia xét tuyển ĐH, CĐ theo phương thức riêng vì thực hiện Luật Giá, Luật Phí, lệ phí; Luật Giáo dục ĐH 2018... quy định mức phí dịch vụ tuyển sinh thuộc trách nhiệm của cơ sở giáo dục ĐH. Mức thu trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí thực tế phát sinh theo quy định hiện hành. Đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT (trước đây là kết quả thi THPT quốc gia), Bộ GD-ĐT có quy định từ năm 2019 và các năm tiếp theo thu 30.000 đồng/nguyện vọng.

Trước câu hỏi có hay không việc thí sinh đang phải đóng lệ phí xét tuyển ĐH 2 lần, đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định đây là 2 lệ phí tách biệt, thu 2 lần cho 2 công đoạn, 2 công việc hoàn toàn khác nhau. Lệ phí trường thu chỉ tính đến việc trường xử lý thêm trong quá trình xét tuyển sớm, không bao gồm phần xử lý, sắp xếp trên hệ thống chung. Do vậy, 2 lệ phí tách biệt, không phải thu 2 lần mà là 2 công việc hoàn toàn khác nhau ở trường và khi hồ sơ đã đưa lên Bộ GD-ĐT.

Theo Bộ GD-ĐT, vấn đề lệ phí xét tuyển đã được bộ thống nhất với các cơ sở giáo dục ĐH tại hội nghị tuyển sinh được tổ chức tháng 3 năm nay. Cụ thể, lệ phí xét tuyển khi đăng ký nguyện vọng lên hệ thống là 20.000 đồng/nguyện vọng. Các trường ĐH căn cứ vào mức này để đề ra mức lệ phí (nếu có) cho các phương thức xét tuyển riêng của mình. Trong trường hợp trường có thu lệ phí thì lệ phí của trường chỉ tính đến các việc trường thực hiện xử lý trong quá trình xét tuyển sớm, không bao gồm chi phí cho phần xử lý, sắp xếp trên hệ thống chung. Vì vậy, mức lệ phí 20.000 đồng gồm chi phí vận hành hệ thống và chi phí cho việc xử lý, sắp xếp của các trường trong quá trình này.

Bộ GD-ĐT cho hay năm nay hệ thống phần mềm tuyển sinh được nâng cấp, mở rộng chức năng, cập nhật, đổi mới theo hướng thuận lợi hơn cho thí sinh và đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em. Cụ thể, thí sinh khi đăng ký xét tuyển chỉ cần đăng ký theo ngành, không cần đăng ký theo phương thức xét tuyển hay tổ hợp xét tuyển vốn dễ gây nhầm lẫn cho các em như năm trước, nhưng hệ thống vẫn sẽ tự chạy đảm bảo xem xét khả năng đỗ của thí sinh trên tất cả các phương thức, các tổ hợp xét tuyển mà hồ sơ, điểm số của các em có thể đáp ứng.

Hệ thống cũng cập nhật dữ liệu các kỳ thi riêng của các trường để xét tuyển cho thí sinh, không có sự phân biệt trúng tuyển sớm hay không. Thí sinh có kết quả trúng tuyển sớm theo điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực… chỉ là các nguồn dữ liệu để xét tuyển. Những thay đổi này nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, đơn giản hóa thủ tục cho các em nhưng phức tạp cho phần mềm, cho đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật, cho hệ thống. Nâng cấp phần mềm nhưng lệ phí xét tuyển công đoạn này năm nay giữ nguyên như năm 2022, dù năm 2022 mức lệ phí xét tuyển đã giảm 5.000 đồng/nguyện vọng so với mức phí 25.000 đồng của năm 2021.

Bài liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Bộ GD-ĐT đang chủ trương không cấm nhà giáo dạy thêm
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ GD-ĐT đang chủ trương không cấm việc dạy thêm của nhà giáo, nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo cũng như vi phạm những nguyên tắc về chuyên môn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT khẳng định thí sinh đóng tiền 2 lần xét tuyển là cho 2 công đoạn khác nhau