Sáng 12.8, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 64 điểm cầu trên cả nước.

Bộ GD-ĐT tuyển bổ sung hơn 65 nghìn biên chế giáo viên

Dạ Thảo | 12/08/2022, 11:50

Sáng 12.8, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 64 điểm cầu trên cả nước.

Ngành GD-ĐT thực hiện được đủ mục tiêu đề ra

Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2021-2022 là năm học đầu tiên ngành giáo dục phải tổ chức khai giảng theo hình thức trực tuyến. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp; trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Trước tình hình đó, ngành giáo dục đã linh hoạt ứng phó, chuyển trạng thái hoạt động, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để đảm bảo dạy đủ chương trình, thực hiện được mục tiêu giáo dục đào tạo.

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát hệ thống trường học trên địa bàn thành phố đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Ngành GD-ĐT Hà Nội đề ra 6 giải pháp để triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo. Đó là thực hiện công tác luân chuyển, bố trí giáo viên đúng sở trường, nâng cao năng lực nhà giáo; triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ giáo dục, cụ thể hóa chỉ đạo của Đảng, thích ứng với thời kỳ mới.

Về các chính sách liên quan đến giáo dục, đại diện các Sở GD-ĐT, ông Cương cũng cho biết, mong muốn Bộ GD-ĐT ban hành các chính sách cơ chế thu hút nhân tài về công tác. Cải tạo trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, thúc đẩy chuyển đổi số một cách phù hợp. Đặc biệt, các chính sách về cơ chế tuyển dụng giáo viên, ngành giáo dục cũng cần tạo điều kiện một cách phù hợp nhất.

Tại điểm cầu Nghệ An, đại diện ngành GD-ĐT Nghệ An cho biết, năm học vừa qua tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, mô hình nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo có hiệu quả. Đồng thời, sẽ tiếp thu các chỉ đạo, định hướng tại hội nghị để triển khai nhiệm vụ cho năm học 2022-2023.

Nghệ An cũng hoàn thành các chỉ tiêu đề ra về trường học đạt chuẩn quốc gia. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, THCS và là tỉnh thứ 25 đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2021-2022, tổ chức các kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, trung thực và đúng quy chế.

Trong năm học tới, tỉnh Nghệ An sẽ tiếp thu toàn bộ định hướng nhiệm vụ và giải pháp được triển khai trong hội nghị tổng kết năm học của Bộ GD-ĐT.

60946515_2445719778781724_9046571434691788800_n.jpg
Các giáo viên ở các tỉnh miền núi hiện nay đang thiếu trầm trọng

Chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên

Theo báo cáo tổng kết năm học 2021-2022 của Bộ GD-ĐT, hiện nay, các địa phương chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục. Giáo viên đang tập trung cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đa số họ đã được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện đổi mới cách thức tiếp cận trong giảng dạy, giáo dục học sinh.

Cũng theo báo cáo, phần lớn các giáo viên hiện nay đã quen với các bài giảng điện tử. Có 63/63 tỉnh thành có đội ngũ cốt cán có trình độ, được bồi dưỡng 6 mô đun cốt lõi, đủ về số lượng, đại diện các môn học, đáp ứng cơ cấu vùng miền, được trang bị năng lực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp một cách có hiệu quả.

Năm học 2021-2022, Bộ GD-ĐT đã chủ động xây dựng cẩm nang hướng dẫn kỹ năng dạy học trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và tổ chức tập huấn cho gần 9.000 giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý tại 63 tỉnh, thành phố.

Đồng thời, tiếp tục triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Các tỉnh cần đặc biệt thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo các đề án về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đã được phê duyệt.

Liên quan tới việc thay đổi chính sách hỗ trợ các giáo viên, Bộ GD-ĐT cũng cho biết đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết thực hiện một số chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Việc này nhằm nâng cao đời sống đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. 

Về tình trạng khắc phục việc thừa - thiếu giáo viên, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay Bộ đang đưa ra nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, ưu tiên bảo đảm giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ GD-ĐT phối hợp Bộ Nội vụ trình các cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung 65.980 biên chế giáo viên bổ sung cho các địa phương cả giai đoạn 2022-2026.

Tại cuộc họp, một số giải pháp trọng tâm để nâng cao chỉ số cải cách hành chính của Bộ GD-ĐT năm 2022 và những năm tiếp theo đã được đề xuất. Năm học 2021-2022 cũng là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT chủ động xây dựng cẩm nang hướng dẫn kỹ năng dạy học trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức tập huấn cho gần 9 nghìn giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý tại 63 tỉnh, thành phố.

Hiện nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo cấp mầm non là 91,7%; tiểu học là 74,8%; trung học cơ sở là 86,1%; trung học phổ thông là 99,9%.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT tuyển bổ sung hơn 65 nghìn biên chế giáo viên