Năm học 2022-2023, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu toàn ngành giáo dục phải ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo để nâng cao vai trò quản lý trong việc đánh giá chất lượng giáo dục.

Bộ GD-ĐT ứng dụng công nghệ số vào dạy và học, đặt mục tiêu năm 2023

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 13/01/2023, 09:24

Năm học 2022-2023, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu toàn ngành giáo dục phải ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo để nâng cao vai trò quản lý trong việc đánh giá chất lượng giáo dục.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặc biệt là đối với ngành giáo dục của nước ta - đơn vị đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục. Chuyển đổi số đã, đang và sẽ là yêu cầu bắt buộc để các cơ sở giáo dục phải thực hiện để bảo đảm chất lượng đào tạo, bảo đảm mọi hoạt động trong tổ chức đào tạo và quản lý để hướng đến phát triển bền vững cho nền kinh tế.

Ngành giáo dục làm tốt công tác chuyển đổi số trong năm 2022

Trong buổi phỏng vấn cuối năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết hiện nay ngành giáo dục đã và dang thực hiện hiệu quả đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030" và Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025".

Các trường, các giáo viên sẽ chia sẻ các bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác. Phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học, đồng thời triển khai nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến. Đặc biệt đầu năm 2023 ngành giáo dục sẽ thí điểm triển khai mô hình giáo dục, đào tạo số, tại một số cơ sở giáo dục đào tạo. Triển khai hệ thống quản trị cơ sở giáo dục, hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn ngành, kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia, ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Khuyến khích phát triển và khai thác dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

giao-duc-pho-thong-2018.jpg
Các học sinh được tiếp cận với công nghệ thông tin sớm

Từ việc số hóa và gắn mã định danh, ngành Giáo dục đã ứng dụng có hiệu quả trong quản lý giáo dục đồng bộ trên phạm vi toàn quốc về quản lý thừa, thiếu và đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên; bước đầu số hóa thông tin phục vụ quản lý sức khỏe học sinh trên cả nước; quản lý điều hành các hoạt động tiếp nhận, phân bổ và bàn giao sử dụng máy tính tới từng học sinh thuộc chương trình "Sóng và máy tính cho em", theo dõi tiến độ tiêm vắc-xin của học sinh trên cả nước...

"Từ việc nâng cao việc sử dụng công nghệ thông tin cho các học sinh, các em hiện nay đã biết dùng máy tính để tham dự các cuộc thi trực tuyến do Bộ, Sở, ngành, địa phương phát động như: Violympic Toán, Violympic tiếng Anh, Violympic Vật lý, Trạng nguyên toàn tài, Trạng nguyên Tiếng Việt, Cuộc thi em yêu biển đảo quê hương..." - ông Phạm Văn Sinh – Phó Vụ trưởng Vụ cơ sở vật chất (Bộ GD-ĐT) trao đổi.

Ngành giáo dục hiện đang là một trong những đơn vị làm tốt công tác chuyển đổi số trong năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết mục tiêu năm 2023 sẽ phải làm tốt hơn nữa, phát triển hơn nữa để nâng cao các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành. Trong đó tập trung vào việc quản trị hệ thống, triển khai mô hình giáo dục số tại một số trường đại học, cơ sở dữ liệu mở của ngành, công tác tuyển sinh, tăng cường chuyển đổi số hỗ trợ sau dịch bệnh…

Khẳng định, năm mới 2023 thách thức còn nhiều ở phía trước nhưng thách thức cũng là cơ hội để tiếp tục phát triển, ngành giáo dục tin tưởng “với tiềm năng, quyết tâm, khát vọng phát triển, với tinh thần nhân văn và trách nhiệm, chắc chắn chúng ta sẽ làm tốt những công việc của năm mới”.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

Chia sẻ với phóng viên về phương pháp giảng dạy mới của mình ở bộ môn Lịch sử, cô giáo Nguyễn Thị Nga (Trường THPT Đào Duy Từ, Thanh Hóa) cho biết nếu như trước đây các giáo viên phải vất vả tìm kiếm các tài liệu, hình ảnh để phục vụ việc giảng dạy thì nay nhờ có công nghệ thông tin để cô và trò đều có khả năng tìm kiếm thông tin, hình ảnh nhanh chóng hơn. Nhờ có việc giảng dạy một cách trực quan, sinh động nên học sinh hào hứng hơn trong việc tiếp thu kiến thức, học hỏi các vấn đề về lịch sử một cách hào hứng.

Đối với các môn học khác cũng vậy, các giáo án điện tử ở các môn như Toán, Sinh học, Hóa học, Địa lý... đã tạo sự hấp dẫn, tư duy nhiều chiều trước một vấn đề cho cả cô và trò. Hiện nay nhiều phần mềm quản lý giáo dục đang được các nhà trường sử dụng hiệu quả, như: phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, phần mềm Vnedu, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục... Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học chính là xu thế tất yếu của thời đại, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển như vũ bão về công nghệ 4.0.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngay cả ở khối mầm non các thầy cô giáo cũng tổ chức các hoạt động dạy học cho trẻ kết hợp trình chiếu các hình ảnh, các băng đĩa hình hoặc các tình huống học tập trên internet. Còn các trường tiểu học thì tích cực đầu tư cơ sở vật chất phòng học khang trang, thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn, có kết nối mạng internet để học sinh được học môn Tin học với những điều kiện tốt. Các trường THCS, THPT đều đã có các phòng học Tin học với số lượng máy tối thiểu theo quy định, có kết nối internet phục vụ việc dạy và học. Nhiều trường còn được trang bị phòng học ngoại ngữ với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học.

Cô giáo Hoàng Thị Sơn Quyên, Phó hiệu trưởng Trường THCS Điện Biên (TP.Thanh Hóa) cho rằng công nghệ thông tin chính là sự thiết lập tương tác hai chiều giữa người dạy và người học. Học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình tìm hiểu kiến thức khiến cho bài giảng trở nên sinh động hơn.

Với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học, cả giáo viên và học sinh đều được “giải phóng” khỏi những công việc thủ công, tốn thời gian, tạo điều kiện đi sâu vào bản chất bài học. Với mô hình học tập này, phương pháp giảng dạy truyền thống đã hoàn toàn bị thay thế. Mỗi cá nhân đều trực tiếp ứng dụng công nghệ thông tin để tham gia vào quá trình học tập, giảng dạy. Học sinh sẽ sớm tiếp cận với “thế giới” công nghệ hơn khi các bậc tiểu học ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nhờ đó, các em nhỏ sẽ hiểu được giá trị của lĩnh vực này tốt hơn. Đây chính là tiền để để những “mầm xanh” chinh phục công nghệ trong tương lai.

Bài liên quan
'Việt Nam đang là nước hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong phát triển lĩnh vực công nghệ số'
Đó là nhận định của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại lễ khai mạc Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2 được tổ chức tại tỉnh Bình Dương.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT ứng dụng công nghệ số vào dạy và học, đặt mục tiêu năm 2023