“Đan Mạch và Việt Nam có thể trao đổi kiến thức và kinh nghiệm để tìm ra những phương pháp tốt nhất trong quản lý chuỗi giá trị thịt heo nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thịt tốt cũng như phát triển bền vững của ngành này ở Việt Nam, bà Ulla Tørnæs, Bộ trưởng Hợp tác Phát triển Đan Mạch nói.

Bộ trưởng Đan Mạch ra chợ tìm hiểu cách giúp Việt Nam 'giải cứu thịt heo'

Trí Lâm | 05/05/2017, 19:28

“Đan Mạch và Việt Nam có thể trao đổi kiến thức và kinh nghiệm để tìm ra những phương pháp tốt nhất trong quản lý chuỗi giá trị thịt heo nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thịt tốt cũng như phát triển bền vững của ngành này ở Việt Nam, bà Ulla Tørnæs, Bộ trưởng Hợp tác Phát triển Đan Mạch nói.

Hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn

Tại cuộc họp báo nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Hợp tác Phát triển Đan Mạch - bà Ulla Tørnæs diễn ra ngày 5.5, bàcho biết sẽ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Đan Mạch, với trọng tâm hướng vào bốn lĩnh vực: Giáo dục (đào tạo nghề), An toàn thực phẩm (trong chuỗi giá trị thịt theo), Môi trường (sự tuân thủ của doanh nghiệp), và Y tế sức khỏe (các bệnh không lây).

Phát biểu tại cuộc họp báo, bà Ulla Tørnæs cho biết trong 25 năm qua, Đan Mạch là một trong những nhà viện trợ phát triển lớn nhất của Việt Nam. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục là quốc gia được ưu tiên trong Chiến lược Chính sách Phát triển của Đan Mạch có tên “Thế giới năm 2030”. Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia đang chuyển đổi và tăng trưởng được ưu tiên đối với Đan Mạch.

Bà Ulla Tørnæs cũng cho biết Đan Mạch có thể hỗ trợ tăng cường và nâng cao các tiêu chuẩn về quản lý việc cho ăn trong chăn nuôi, việc sử dụng thuốc thú y và việc truy xuất nguồn gốc, bởi vì Đan Mạch đứng đầu thế giới về sản xuất thịt heo và quản lý an toàn thực phẩm.

Theo đó, mục tiêu chung của sư hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch là thiết lập sự trao đổi kiến thức và kinh nghiệm để tìm ra những phương pháp tốt nhất trong quản lý chuỗi giá trị thịt heo nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thịt tốt cũng như phát triển bền vững của ngành này ở Việt Nam.

Bộ trưởng Hợp tác Phát triển Đan Mạch - bà Ulla Tørnæs thăm chợ Ngọc Hà (Hà Nội)

Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm, Bộ trưởng Đan Mạch đã đi thăm chợ Ngọc Hà vào sáng sớm, tiếp đó là chuyến tham quan trang trại heo của tập đoàn Dabaco tại tỉnh Bắc Ninh nhằm để thu nhận những trải nghiệm ban đầu về quy trình sản xuất thịt heo cũng như cơ cấu chuỗi giá trị được thiết lập ở Việt Nam.

Được biết, hiện có hơn 130 doanh nghiệp Đan Mạch đã và đang đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào cải tạo chất lượng con giống, áp dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng thịt. Từ năm 2016, Việt Nam và Đan Mạch đã đạt bước tiến mới trong hợp tác về an toàn thực phẩm. Đó là chương trình hợp tác chiến lược ngành về quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt heo.

Mục tiêu của chương trình là tăng cường an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt heo bằng cách xây dựng các hướng dẫn mới về thức ăn chăn nuôi, sử dụng hóa chất, thuốc thú y, các biện pháp kiểm soát cũng như các quy định về truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị thịt heo.

Tăng trưởng bền vững là thách thức của Việt Nam

Bộ trưởng của Đan Mạch cho biết sẽ hợp tác với Việt Nam về năng lượng trong giai đoạn 2017-2020, tập trung vào việc đổi mới và lên kế hoạch năng lượng theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn nữa..

“Trong các cuộc đối thoại của tôi với các lãnh đạo nhà nước Việt Nam, và cũng tại Hội nghị bàn tròn châu Á (về Tăng trưởng Xanh - 3GF – Global Green Growth Forum -ND) mà chúng tôi chủ trì ngày hôm qua, tôi đã mời Việt Nam tham gia cùng phát triển một sáng kiến mới đầy tham vọng có tên “P4G – Hợp tác vì Mục tiêu Xanh toàn cầu 2030”, bà Ulla Tørnæs nói.

Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs – của Liên Hợp quốc -ND), vị này cho rằng cần những mô hình kinh doanh cách tân, những thị trường thương mại có thể đẩy nhanh tốc độ cũng như quy mô của đầu tư tư nhân lên một mức cao hơn nhiều nữa. Sự hợp tác công tư là rất quan trọng để tạo ra các mô hình và thị trường có tính đổi mới.

Bộ trưởng Hợp tác Phát triển Đan Mạch - bà Ulla Tørnæs tại cuộc họp báo

“Với cách nhìn của tôi, thách thức của Việt Nam không phải là tăng trưởng. Thách thức chính của Việt Nam là tăng trưởng bền vững. Ở vấn đề này, các công ty Đan Mạch có thế mạnh cũng như có các sản phẩm có thể hỗ trợ Việt Nam ứng phó với các thách thức”, vị này nói.

Một điều quan trọng mà bà Bộ trưởng cũng muốn nhấn mạnh đó là tăng trưởng bền vững không chỉ là về “các lĩnh vực xanh” mà tăng trưởng bền vững cũng đòi hỏi một cơ cấu tổ chức kinh doanh có ích cho xã hội. Cùng với đó là những cơ quan tổ chức vững mạnh để có thể thực thi chính sách một cách hiệu quả và hội nhập quốc tế sâu hơn nữa; một xã hội dân sự sống động, nơi mà các ý tưởng có thể phát triển tự do để có thể xây đắp quá trình chuyển đổi trở thành một xã hội và nền kinh tế dựa trên tri thức.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Đan Mạch ra chợ tìm hiểu cách giúp Việt Nam 'giải cứu thịt heo'