Các ngân hàng sẽ thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông dân nuôi lợn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau nhằm giúp nông dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Đến lượt ngân hàng vào cuộc ‘giải cứu’ thịt lợn

Phan Diệu | 03/05/2017, 20:19

Các ngân hàng sẽ thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông dân nuôi lợn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau nhằm giúp nông dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 3.5 cho biết thời gian vừa qua, ngành chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ do giá lợn giảm mạnh, ảnh hưởng đến đời sống người chăn nuôi.

Để kịp thời hỗ trợ người chăn nuôi lợn, giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục và ổn định sản xuất, ngày 28.4 NHNN đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng yêu cầu căn cứ vào khả năng tài chính để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y.

Theo đó,các tổ chức tín dụng căn cứ khả năng tài chính và các quy định pháp luật hiện hành để thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Nhiều biện pháp cụ thể cụ thể được NHNN đưa ra như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng; xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác, bao gồm cả miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngân hàng thương mại cho vay được giữ nguyên nhóm nợ một lần đối với một khoản nợ. Đồng thời, các ngân hàng được cho vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phươngán sản xuất kinh doanh khả thi.

NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện trên toàn hệ thống, định kỳ hàng quý phải báo cáo NHNN kết quả thực hiện các giải pháp nêu trên nhằm tháo gỡ khó khăn cho nông dân. Trường hợp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, các tổ chức tín dụng kịp thời báo cáo NHNNđể được xem xét, xử lý.

Động thái này của NHNN được thực hiện sau khi Chính phủ kêu gọi các tổ chức tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi, trong đócác ngân hàng xem xét giãn nợ, miễn giảm lãi suất đối với các khoản vốn đã vay, tiếp tục cho vay mới đối với những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay cho phát triển chăn nuôi và sản xuất...

Đáng chú ý, sau chỉ đạo trên, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) lànhà băng đầu tiên đã có động thái cụ thể. Theo đó, ngân hàng này đã tung ra gói vay 500 tỉ đồng có lãi suất thấp hơn 2% so với thị trường dành cho các đối tượng nông dân, nhà máy chế biến thịt lợn đông lạnh khi vay vốn trong thời hạn một năm.

Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank cũng kêu gọi toàn thể cán bộ nhân viênvà gia đình có hành động thiết thực hưởng ứng chỉ đạo của Thủ tướng nhằm góp phần giải cứu đàn lợn cũng như góp phần giải quyết khó khăn cho các hộ nông dân nuôi lợn, giúp duy trì đàn lợn thịt và lợn giống.

Trước đó, do giá lợn hơi xuống mức thấp kỷ lục nên Bộ NN-PTNTđã có công văn hỏa tốc kêu gọi trợ giúpngười chăn nuôi lợn tới UBND các tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp cấp bách trước mắt cũng như lâu dài nhằm ổn định phát triển chăn nuôi.

Ngay sau đó, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở có năng lực dự trữ, chế biến, tiêu thụ tăng cường thu mua giết mổ cấp đông thịt lợn, thịt gia cầm trong các tháng mùa hè sắp tới.

Đồng thời, các địa phương tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng các giải pháp về công nghệ, quản lý phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, giá bán các sản phẩm đầu vào của ngành chăn nuôi, nhất là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến lượt ngân hàng vào cuộc ‘giải cứu’ thịt lợn