Bộ GTVT sẽ tập trung sửa đổi hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật liên quan và để xuất Chính phủ có những chính sách, cơ chế ưu đãi phù hợp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư có thể khai thác bến xe một cách thuận lợi, hiệu quả.

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Hãy làm ngay những gì người dân cần!

29/06/2014, 06:16

Bộ GTVT sẽ tập trung sửa đổi hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật liên quan và để xuất Chính phủ có những chính sách, cơ chế ưu đãi phù hợp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư có thể khai thác bến xe một cách thuận lợi, hiệu quả.

Đó là thông tin được Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết sau khi lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của các địa phương, các doanh nghiệp, đơn vị vận tải tại Hội nghị phát triển công tác xã hội hóa đầu tư, xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý đối với bến xe ô tô khách diễn ra tại TP Đà Nẵng vào ngày 27.6 vừa qua.

Bộ trưởng nhấn mạnh thêm, với các địa phương: “Đừng chờ Bộ trưởng chỉ đạo hay Bộ trưởng cho phép mà cái gì nhân dân yêu cầu, nhân dân chỉ đạo, nhân dân cho phép thì hãy làm, làm nhanh. Hãy làm ngay những gì người dân cần".

Theo thống kê tính đến tháng 6. 2014, cả nước có 457 bến xe ô-tô khách. Trong đó có 322 bến xe loại 4 trở lên phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh theo quy định của Bộ GTVT. Trung bình, hiện nay mỗi tỉnh, thành phố có 7 bến xe, trong đó có trên 70% số bến xe từ loại 4 trở lên. Tại 63 tỉnh, thành phố mới chỉ có 213/457 bến xe (46,6%) đã được xã hội hóa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005.

Bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề còn tồn tại trong công tác xã hội hóa bến xe mới ở một số trung tâm, đô thị lớn. Nhiều doanh nghiệp sau khi tham gia chủ tương xã hội hóa bến xe đã phải rơi vào cảnh lay lắt “sống dở, chết dở” sau khi bỏ ra hàng chục tỷ đồng đầu tư xây dựng các bến mà không có chính sách, cơ chế phân luồng, phân tuyến tuyến hỗ trợ.

Nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ cần phải có sự hỗ trợ hoạt động và phải “đối xử công bằng” với các bến xe xã hội hóa bằng cách có cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng bến xe ô-tô khách.

Đại diện Tập đoàn Đức Long, ông Phan Xuân Viên, Giám đốc bến xe Đức Long Đà Nẵng- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đức Long Gia Lai nêu ra bức xúc của doanh nghiệp mình khi tham gia vào công tác xã hội hóa bến xe nhưng rồi rơi vào cảnh bỏ hoang khi không có xe để khai thác vì thiếu cơ chế phân luồng phân tuyến hỗ trợ hoạt động. Hậu quả đơn vị vẫn không thể thu hồi lại được nguồn vốn lên đến cả trăm tỷ đồng đã bỏ ra.

Ông Phan Xuân Viên cũng đề xuất ý kiến Chính phủ và thành phố Đà Nẵng cần có đề án chính sách cụ thể rõ ràng như phân luồng, phân tuyến có định… nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động có khả năng quay vòng lại nguồn vốn của mình.

Nguyên Phi

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
15 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Hãy làm ngay những gì người dân cần!