"Nông sản được mùa, mất giá là do công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa tốt, chưa sát với thực tiễn, tổ chức sản xuất nhưng thiếu thông tin về thị trường...", Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhận định.

Bộ trưởng Nên: 'Nông sản được mùa mất giá là tại làm chưa tốt'

Một Thế Giới | 25/04/2015, 18:23

"Nông sản được mùa, mất giá là do công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa tốt, chưa sát với thực tiễn, tổ chức sản xuất nhưng thiếu thông tin về thị trường...", Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhận định.

Trước tình trạng nông sản được mùa mất giá trong thời gian gần đây khiến cho người nông dân bị thiệt hại đã có ý kiến cho rằng, là do quy hoạch sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, thiếu sự định hướng, nông dân không nắm bắt được thông tin thị trường; thiếu sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản. 
Giải đáp vấn đề này tại cuộc Họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 25.4, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho rằng, tình trạng trên xuất phát từ nguyên nhân trước hết là do nông sản được mùa, sản lượng các sản phẩm tăng cao (muối, dưa hấu…) trong khi đó nhu cầu trong nước tăng chậm hơn, xuất khẩu gặp khó khăn. 
"Bên cạnh đó, cũng phải nhận thấy công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa tốt, chưa sát với thực tiễn, tổ chức sản xuất nhưng thiếu thông tin về thị trường, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chưa hiệu quả, còn nhiều bất cập trong khâu bảo quản, vận chuyển, thông quan xuất khẩu hàng hóa. 
Trước tình trạng trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ cho sản xuất, tiêu thụ nông sản", Bộ trưởng Nên lý giải.
Cũng theo ông Nên, trước mắt, Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; nâng cao chất lượng dự báo, tăng cường thông tin về thị trường, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh nông sản, tiếp tục phát triển các kênh phân phối nội địa, có biện pháp can thiệp thị trường phù hợp để hỗ trợ tiêu thụ nông sản. 
Riêng đối với các loại nông sản chủ yếu xuất khẩu sang các nước có chung biên giới, Bộ trưởng Nên cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, địa phương phối hợp với nước láng giếng tăng cường năng lực thông quan, vận chuyển kho bãi, bốc xếp tại khu vực cửa khẩu để đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu, phối hợp giữa các địa phương để điều phối, giảm ách tắc hàng hóa. 
Đồng thời, rà soát nắm chắc tình hình kế hoạch sản xuất của từng vụ để chủ động các phương án, bảo đảm tiêu thụ tốt nhất nông sản khi vào vụ thu hoạch. Trong thời gian tới có vải thiều, nhãn. 
"Để giải quyết cơ bản, hiệu quả tình trạng “được mùa mất giá” cũng bảo đảm phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả, bền vững các giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ", Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
Ông Nên cho biết, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 
Theo đó, sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch vùng sản xuất, sản phẩm đã ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…. 
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp Bộ Nông nghiệp và các Bộ, cơ quan liên quan đánh giá rõ thực trạng những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân nhất là việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, chất lượng giá thành sản phẩm…
Trên cơ sở đó xác định cơ chế, giải pháp cần thiết để đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. 
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Bộ Công thương đã làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để có các biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. 
"Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trước mắt và lâu dài nêu trên sẽ từng bước giải quyết những bấp cập trong sản xuất, tiêu thụ nông sản hiện nay, góp phần phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững", Bộ trưởng Nên kết luận.
Duyên Duyên
Bài liên quan
Tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm nghẽn
Theo Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Việt Trường, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất nhiều tiềm năng, cần nguồn vốn đầu tư lớn trên đường phát triển, tuy nhiên tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm khó khăn cần tháo gỡ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Nên: 'Nông sản được mùa mất giá là tại làm chưa tốt'