NSND Hồng Vân, NSƯT Kim Xuân, MC Phan Anh... chia sẻ quan điểm về việc gần đây, có rất nhiều nghệ sĩ tự tin ứng cử vào vai trò đại biểu Quốc hội tạo nhiều sự chú ý từ dư luận và cả trong giới văn nghệ sĩ.

Các nghệ sĩ sẽ nói gì khi đồng nghiệp tham gia ứng cử ĐBQH

Một Thế Giới | 19/03/2016, 11:55

NSND Hồng Vân, NSƯT Kim Xuân, MC Phan Anh... chia sẻ quan điểm về việc gần đây, có rất nhiều nghệ sĩ tự tin ứng cử vào vai trò đại biểu Quốc hội tạo nhiều sự chú ý từ dư luận và cả trong giới văn nghệ sĩ.

NSND Hồng Vân: “Phải đặt đúng chỗ, đúng người, đúng hoàn cảnh vai trò của đại biểu mới phát huy được”

nghe si tham gia ung cu DBQH
 NSND Hồng Vân từng được đề cử trong vai trò đại biểu Quốc hội. Sau 1 nhiệm kỳ, năm nay chị không tái cử.

Quan điểm của tôi về việc tự ứng cử là bình thường, bây giờ mọi người đã hiểu được quyền công dân và nghĩa vụ trách nhiệm đối với cuộc sống như vậy cũng tốt.

Tôi là được đề cử vào đại biểu Quốc hội, rồi Quế Trân, Thanh Thúy. Việc đề cử này để nghệ sĩ thấy rằng, sự tồn tại của họ có một sự ảnh hưởng giống như là sự công nhận của Nhà nước với vai trò của chính trị. Đối với tôi, tôi thấy việc tự ứng cử là tốt. Còn ứng cử có được vào hay không lại là một chuyện khác nữa.

Vai trò của đại biểu là chuyển tải những cái tâm tư những cái bức xúc, đề xuất của cử tri. Đại biểu ở đâu thì về các quận, huyện đó để nghe bà con cử tri chia sẻ. Những bức xúc của bàn con về an ninh, an sinh xã hội, giáo dục... chứ hầu như không ai có bức xúc về văn hóa văn nghệ. Vì cái đó về chuyên ngành nên bà con họ không biết bức xúc về cái gì và như thế nào. Lẽ ra cái đó thuộc hội đoàn.

Ví dụ, như tôi là đại biểu của hội sân khấu thì cử tri là những nghệ sĩ sẽ nói lên những cái bức xúc, tâm tư nguyện vọng của nghệ sĩ, lúc đó vai trò của tôi mới phát huy được. Phải đặt đúng chỗ, đúng người, đúng hoàn cảnh, vai trò của đại biểu mới phát huy được. Còn những vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục.... thì những đại biểu kia họ phát huy được nhiều hơn vì đúng với chức năng của họ. Chính vì thế, nhiệm kỳ này tôi không tái cử nữa, vì nếu tôi tiếp tục mang cái vai trò đó thì tôi không có phát huy được gì.

Điều mà nghệ sĩ tham gia tự ứng cử là một tín hiệu tốt vì họ hiểu được trách nhiệm của họ đối với cuộc sống, đối với xã hội. Nhưng vấn đề ở đây, nếu như họ được ứng cử thì ở vai trò nào. Cử tri trong ngành nghề chắc sẽ được phát huy tốt hơn.

NSƯT Kim Xuân: "Khó nhận định chính xác hiệu quả của việc tự ứng cử"
Cac nghe si se noi gi khi nghe si tham gia ung cu DBQH-hinh-anh-1
 

Tôi nghĩ xu hướng tự ứng cử giống các nước trên thế giới, nhưng tại Việt Nam quá mới mẻ, cũng chưa biết thực hư như thế nào nên nhận định cũng có thể chưa chính xác.

Thứ nhất, từ trước đến này tôi chưa biết những người tự ứng cử khi trúng cử họ sẽ làm được gì. Thứ hai à nhìn thực tế, tôi thấy rõ ràng, nhiều nghệ sĩ được bầu chính thức, có mặt trong đại biểu Quốc hội nhưng chưa có nghệ sĩ hoạt động hiệu quả, cũng chưa thật sự làm được gì cho giới văn nghệ.

Có những vấn đề “rối tinh, rối mù” nhưng cũng không ai gỡ được. Một thí dụ cụ thể là nhà hát Trần Hữu Trang chi phí xây dựng trên 120 tỷ của nhà nước, được xây dựng tại quận 1, hoàn toàn sai công năng nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được, chưa có đại biểu nào là nghệ sĩ giải quyết được, ai sẽ trả lời câu hỏi này?

Nhạc sĩ Quốc Bảo: “Tôi xin đứng ngoài cuộc”
Cac nghe si se noi gi khi nghe si tham gia ung cu DBQH-hinh-anh-2
 

Tôi nghĩ ai thích thì cũng có thể tham giá ứng cử, đây là một động thái xã hội tốt. Riêng với tôi, tôi sẽ đứng ngoài những chuyện này. Tôi quan niệm, nghệ sĩ đã được trời cho làm nghệ thuật đã là tốt lắm rồi, không cần làm chính trị nữa. Tôi cũng không phê phán việc làm của người khác vì nó thuộc về quyền tự do công dân của tất cả mọi người.

NSƯT Hạnh Thúy" “Tôi thấy rất đồng tình”
Cac nghe si se noi gi khi nghe si tham gia ung cu DBQH-hinh-anh-3
 

Bản thân tôi cũng đồng tình với việc các nghệ sĩ ứng cử, nhưng “cái mác” nghệ sĩ cũng không mang lại hay giúp ích cho bạn trong việc tranh cử hay thắng cử. Bạn có thể nhờ vào cái tên nghệ sĩ mà ứng cử, người ta sẽ chú ý về bạn. Nhưng để trúng cử hay đi trên một con đường dài, rõ ràng bản thân phải có bản lĩnh, phải có chính sách, quyết sách và phải có cái tôi, phải dám thể hiện cái tôi đó một cách hợp lý.

Hiện nay, tôi chỉ biết có Mai Khôi, Hùng Cửu Long, Vượng “Râu”... Nhưng tôi không tiếp xúc với những nhân vật đó nhiều nên cũng không nắm rõ tính cách họ như thế nào. Tôi nghĩ, những gì họ xây dựng thông qua báo chí hay truyền thông cũng không phản ánh chính xác khả năng và con người của họ.

Chính trị lại là một việc rất khác. Không giống như trong nghề, giật gân, câu khách mà nổi tiếng và người ta mời bạn đi hát vì tò mò muốn biết bạn như thế nào. Chính trị ảnh hưởng nhiều thứ lợi ích, những thứ rất thực tế. Thành ra , việc bạn thể hiện có thuyết phục được cử tri hay không. Việc bạn có phát huy được vai trò đại biểu hay không còn phụ thuộc nhiều thứ và quan trọng bạn có thực lực hay không.

MC Phan Anh: “Kỳ vọng vào cô Kim Tiến”
Cac nghe si se noi gi khi nghe si tham gia ung cu DBQH-hinh-anh-4
 

Tôi ủng hộ về tinh thần tự cường của tuổi trẻ, nhất là nghệ sĩ. Bởi tôi nghĩ rằng, điều đó thể hiện trách nhiệm và đóng góp của mọi người về sự phát triển của đất nước. Và những người trẻ sẽ giúp đưa những tiếng nói mà có thể mới mẻ hơn, sáng tạo hơn đến với diễn đàn Quốc hội. Đối với nghệ sĩ, họ có nhiều thuận lợi hơn vì họ là người gần với công chúng. Họ có nhiều điều kiện tiếp xúc với công chúng nhiều, họ sẽ đưa các vấn đề quan tâm đến Quốc hội nhanh hơn.

Tôi thấy có chị Minh Ánh trong nhóm tam ca 3A, rồi nghệ sĩ Vượng “Râu”, chị Mai Khôi, cô Kim Tiến... Trong số những nghệ sĩ này, tôi nghĩ cô Kim Tiến sẽ có nhiều đóng góp tích cực. Cho đến thời điểm này, có thể nói cô nhận được sự yêu mến của rất nhiều người. Cô cũng đã ở tuổi không ngại nói ra cái vấn đề mà xã hội quan tâm, không sợ đụng chạm đến các nhóm lợi ích hoặc là quyền lợi của bộ phận nào đó.

Bên cạnh những người trẻ tuổi, tôi nghĩ những người cao tuổi sẽ có những đóng góp thiết thực vì họ sẽ toàn tâm toàn ý mọi công việc. Sự nghiệp họ cũng hoàn thành rồi, công việc gia đình và con cháu trưởng thành. Bây giờ, họ sống một cuộc sống mà họ nghĩ họ có nhiều thời gian hơn, thời gian đó họ sẽ đóng góp cho đất nước nhiều hơn. Tôi rất kỳ vọng vào cô Kim Tiến.

Theo Băng Châu/Dân Trí

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nghệ sĩ sẽ nói gì khi đồng nghiệp tham gia ứng cử ĐBQH