Căn bệnh ung thư khiến người bệnh chán ăn, dẫn đến suy kiệt. Vì vậy, người nuôi bệnh cần "chuyên nghiệp hóa" chuyện ăn uống cho người bệnh có thêm sức điều trị và sống vui.

Cách ăn giúp người bệnh ung thư thoát “chết vì đói“

Một Thế Giới | 01/12/2013, 12:00

Căn bệnh ung thư khiến người bệnh chán ăn, dẫn đến suy kiệt. Vì vậy, người nuôi bệnh cần "chuyên nghiệp hóa" chuyện ăn uống cho người bệnh có thêm sức điều trị và sống vui.

Bệnh nhân ung thư có thể tử vong vì suy kiệt trước khi chết vì khối u, nói cách khác là họ bị đói đến chết. Theo TS Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng VN, hội chứng chán ăn gây suy mòn rất dễ gặp và đã có tới 1/3 số bệnh nhân đã chết vì đói.

Vì vậy, dinh dưỡng cho người ung thư thật sự là một khía cạnh quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh.

Theo ThS. BS Nguyễn Thị Minh Hương (BV Ung bướu Hà Nội), mỗi bữa ăn cho bệnh nhân cần có đủ 5 yêu cầu: Đầy đủ thành phần dinh dưỡng, giàu năng lượng, tăng cường chất đạm, tăng cường EPA (một axit béo omega 3 được coi như “khắc tinh” của tế bào ung thư), dễ chế biến và hợp khẩu vị. EPA có nhiều trong dầu cá các vùng biển sâu như cá mòi, cá trích.

Nên chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa/ngày. Tranh thủ mang thức ăn theo cùng như hộp sữa nhỏ, bánh quy hoặc hoa quả. Nên ăn nhiều dạng thực phẩm, đủ chất đạm, béo, tinh bột, rau củ tươi.
Thực phẩm lý tưởng cần mềm, dễ nhai, dễ nuốt như chuối, dưa hấu, pho mai, khoai tây nghiền, mì sợi, bún phở, sữa, bột ngũ cốc. Nếu không, hãy nấu thức ăn thật mềm.
Cach an giup nguoi benh ung thu thoat “chet vi doi“
 Thức ăn mềm như chuối, dưa hấu, pho mai, khoai tây nghiền, mì sợi, bún phở, sữa, bột ngũ cốc... giúp dễ ăn, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
Nên cắt nhỏ thực phẩm và để nguội hoặc ăn khi chúng hết nóng. Cần trách thức ăn cay, nóng, rượu, thuốc lá, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn. Hạn chế dầu mỡ xào nấu,thực phẩm nặng mùi.
Không ăn lúc quá gần thời điểm điều trị khoảng 1 – 2h. Không nên ăn chay, kiêng khem vì sẽ làm cơ thể thêm mệt mỏi.
Khi bị táo bón nên bổ sung nhiều chất xơ. Nên uống thêm nước đun sôi để nguội, nước ép hoa quả ấm, nước chanh, nước trà không chứa caffeine. Nhớ đi bộ và vận động thường xuyên cũng chống táo bón.
Chỉ nên uống thuốc chống táo bón nếu các biện pháp trên khôngcó hiệu quả.
Uống mỗi ngày từ 1,6 – 2,5l nước.
Vệ sinh răng miệng, súc miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ khoảng 4 lần/ngày. Không nên súc miệng bằng dung dịch có cồn vì chúng quá cay, gắt không hợp khi đang trong quá trình điều trị.

Thoa vaseline để giữ ẩm môi. Giữ trọng lượng cơ thể ổn định, không nên tăng cân, bởi trên nền cơ thể suy yếu vì bệnh, việc tăng cân sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, khớp.

Mai Hoàng (Theo BS Nguyễn Thị Minh Hương)
Ảnh bìa: EPA - axit béo omega 3 - có nhiều trong dầu cá các vùng biển sâu như cá mòi, cá trích là "khắc tinh" của tế bào ung thư. (T.L)
Bài liên quan
Talkshow Gen Z và Ung thư 2024: Ung thư ngày nay
Trong những năm gần đây, ung thư đã trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt khi số ca mắc mới gia tăng và xu hướng trẻ hóa rõ rệt. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trên thế giới mỗi năm có thêm khoảng 160.000 trẻ em mắc mới ung thư và 90.000 trẻ em tử vong do căn bệnh này, riêng tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1.800 trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, những người trẻ hiện chưa nhận thức sâu rộng về cách phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách ăn giúp người bệnh ung thư thoát “chết vì đói“