Trên Havard Bussiness Review, tác giả Michael A. Witt vừa có bài phân tích về căng thẳng Mỹ - Trung đang có nguy cơ thành chiến tranh lạnh. Từ đó, ông kêu gọi giới đầu tư cần chuẩn bị sẵn sàng để tránh tổn thất.

Cần chuẩn bị cho tình huống Chiến tranh lạnh Mỹ - Trung ngày càng rõ

27/06/2020, 07:16

Trên Havard Bussiness Review, tác giả Michael A. Witt vừa có bài phân tích về căng thẳng Mỹ - Trung đang có nguy cơ thành chiến tranh lạnh. Từ đó, ông kêu gọi giới đầu tư cần chuẩn bị sẵn sàng để tránh tổn thất.

Tình hình COVID-19 đã thống trị tin tức thế giới trong gần cả năm nay - và điều này cũng dễ hiểu, khi người dân và doanh nghiệp phải vật lộn để tồn tại. Nhưng còn có một vấn đề lớn hơn, kéo dài hơn đã nảy sinh trong bối cảnh, điều mà nhiều doanh nghiệp sẽ sớm phải đối mặt: Khi quá trình phi toàn cầu hóa tăng tốc, hai khối kinh tế đối đầu đang nổi lên, một khối tập trung quanh Trung Quốc và một do Mỹ thống trị.

Các chuyên gia đã tính tới hoàn cảnh này trong một thời gian dài trước đó. Toàn cầu hóa đã được tiến hành trong hơn một thập kỷ: Dễ thấy thương mại quốc tế đã bị đình trệ từ trước khi xảy ra đại dịch, và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm 70% trong năm 2018 so với thời đỉnh cao năm 2007. Khó khăn hơn, quan hệ Trung-Mỹ có một bước ngoặt mang tính đối đầu hơn dưới thời ông Tập Cận Bình. Vào năm 2018, chúng ta đã chứng kiến ​​những cuộc giao tranh mở đầu của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Khủng hoảng kinh tế từ dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình trên bằng cách tạo cớ cho các bên trong việc tái bảo vệ sản xuất hàng hóa chiến lược. Không chỉ Mỹ hay Trung Quốc mà các nước thứ 3 chẳng hạn như Nhật cũng bị cuốn theo. Trực tiếp và gián tiếp, đại dịch cũng đã tạo thêm các điểm tranh chấp lớn vào danh sách các điểm va vấp rất dài giữa Trung Quốc và Mỹ, từ câu hỏi về trách nhiệm của Trung Quốc đối với đại dịch tới quyết định của Bắc Kinh trong vấn đề tại Hồng Kông.

Các chuyên gia tư vấn rủi ro chính trị đã chỉ ra rằng không ít doanh nghiệp Mỹ đã đặt hy vọng vào sự khép lại của chính quyền Donald Trump sau cuộc bầu cử tháng 11.2020. Nhưng họ sẽ thất vọng. Đầu tiên, còn lâu mới biết rằng ông Trump sẽ thua hay không. Thứ hai và quan trọng hơn, nếu có một điều mà đảng Dân chủ và Cộng hòa đồng ý vào những ngày này, thì đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc cần phải được giám sát.

Khi quan hệ Mỹ - Trung khó thoát khỏi thế đối đầu cho dù đảng nào lên nắm quyền, các công ty Mỹ và những công ty hoạt động tại các thị trường liên kết với Mỹ nên sẵn sàng:

1. Giảm sự hiện diện của họ ở Hồng Kông

Bắc Kinh đã nói rõ ý định áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông. Mặc dù nội dung của luật vẫn chưa rõ ràng, nhưng động thái này thể hiện một sự phá vỡ tình trạng tự quản của Hồng Kông. Sự can thiệp của Trung Quốc đặt ra câu hỏi về khả năng Hồng Kông duy trì pháp luật như trước hay không. Việc này cũng tiềm ẩn nguy cơ rằng các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ, sẽ ngừng gia hạn đối xử đặc quyền với Hồng Kông.

Do đó, các công ty nên sẵn sàng kế hoạch dự phòng cho việc di dời các hoạt động nhạy cảm của họ sang nơi khác. Đáng chú ý, các công ty Mỹ - những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cạnh tranh Trung-Mỹ - dường như chưa chuẩn bị, ngay cả khi họ nhận thức được sự nguy hiểm: Một cuộc khảo sát tháng 6.2020 của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hồng Kông chỉ ra rằng hơn một nửa trong số được hỏi là rất quan tâm đến luật an ninh quốc gia và 60% tin rằng điều đó sẽ gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh của họ. Gần một nửa bi quan về tương lai trung và dài hạn của họ ở Hồng Kông. Nhưng hai phần ba đã không thực hiện bất kỳ kế hoạch dự phòng để đáp ứng với thay đổi pháp luật ở Hồng Kông và căng thẳng Mỹ -Trung leo thang.

2. Di dời chuỗi cung ứng đến các quốc gia tạo yên tâm hơn

Những nỗ lực gần đây để chuyển hoạt động sản xuất sang các nước láng giềng Trung Quốc - chẳng hạn như các động thái của Apple, Google và Microsoft để đẩy mạnh sản xuất tại Việt Nam và Thái Lan - có thể vẫn chưa đủ. Các công ty cần xem xét xây dựng năng lực xa hơn (từ góc độ địa chính trị) ở các nước an toàn khác. Chẳng hạn, các đối tác sản xuất của Apple đang được tìm kiếm ngày càng nhiều không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở Ấn Độ và Mexico.

3. Đánh giá lại mối quan hệ với các công ty và trường đại học Trung Quốc.

Cạm bẫy của các mối quan hệ này là rõ ràng khi xem xét các lĩnh vực công nghệ tiên tiến với các ứng dụng quân sự tiềm năng. Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng được hiểu là một trò chơi có tổng bằng 0 (tức là bên này được thì bên kia mất) thì ngay cả các mối quan hệ dường như vô hại cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một số lượng lớn các công ty sẽ có thể thấy tên họ (dù đích đáng hoặc không) ở trong "danh sách thực thể" của Mỹ, hay "danh sách thực thể không đáng tin cậy" của Trung Quốc, hoặc các bộ phận hoặc cá nhân của họ có thể bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, năm ngoái, Trung Quốc đã bắt giữ hai công dân Canada (thậm chí doạ kết án tử hình) và hạn chế nhập khẩu dầu canola từ Canada sau khi Canada vì bắt giữ giám đốc điều hành của Huawei Mạnh Vãn Châu theo đề nghị từ Mỹ. Trừng phạt tương tự cũng được đưa ra đối với Na Uy (cá hồi) và Úc (thịt bò). Bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân tiếp theo.

4. Yếu tố trong rủi ro đầu tư địa chính trị

Đầu tư vào nền kinh tế đối thủ sẽ ngày càng khó biện minh khi căng thẳng leo thang. Các nhà đầu tư sẽ phải giải thích tại sao, thông qua các khoản đầu tư của họ, họ đang đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, bồi đắp sức mạnh của địch thủ. Lập luận rằng phát triển kinh tế mang lại dân chủ hóa như Mỹ mong muốn đã trở nên mơ hồ trong bối cảnh Trung Quốc hiện nay. Đề xuất rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế làm cho xung đột ít xảy ra hơn (đối với thương mại hòa bình) có vẻ đáng tin cậy hơn, nhưng thực tế là cái giá mà kinh tế Trung Quốc hoặc Mỹ sẽ phải trả khi mất sự phụ thuộc lẫn nhau là rất nhỏ so với GDP của họ. Chẳng hạn, lấy quy mô GDP của Mỹ (21,5 nghìn tỉ USD năm 2018, con số mới nhất hiện có) thì toàn bộ giá trị của các khoản đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Trung Quốc năm 2018 chỉ là 117 tỉ USD là rất nhỏ. Nói tóm lại, các công ty cần bắt đầu lường trước rủi ro trong xung đột địa chính trị bằng cách vạch ra kế hoạch đầu tư.

Giới đầu tư vẫn hy vọng rằng quan hệ Mỹ - Trung sẽ sớm hạ nhiệt để khỏi thấp thỏm. Nhưng hy vọng không phải là một chiến lược mà phải sớm chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất mới là chiến lược thông minh và chủ động.

A.T (lược dịch)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tháo gỡ các rào cản về thể chế để phát triển khoa học công nghệ
8 giờ trước Sự kiện
Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo việc triển khai các nhiệm vụ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cần có trọng tâm, nhất là chú trọng tháo gỡ các rào cản về thể chế để phát triển khoa học công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần chuẩn bị cho tình huống Chiến tranh lạnh Mỹ - Trung ngày càng rõ