Việc Trung Quốc liên tục gặp rắc rối với Ấn Độ, Úc, Nhật, Mỹ... khó có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Đã đến lúc Trung Quốc xem lại chính sách đối ngoại.

Nguy hiểm cho Trung Quốc khi gặp rắc rối cùng lúc với Ấn Độ, Nhật, Mỹ, Úc

23/06/2020, 07:27

Việc Trung Quốc liên tục gặp rắc rối với Ấn Độ, Úc, Nhật, Mỹ... khó có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Đã đến lúc Trung Quốc xem lại chính sách đối ngoại.

Bộ tứ Úc, Mỹ, Nhật, Ấn Độ

Thời gian này, Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn từ cả đối nội lẫn đối ngoại. Đặc biệt trong đối ngoại khi họ đụng độ với Ấn Độ do tranh chấp lãnh thổ, Nhật trong tranh chấp lãnh hải trong lúc căng thẳng với Úc và Mỹ rơi vào bế tắc.

Một tuần trước, binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ với nhau ở đường kiểm soát thực tế khu vực Ladakh. ộ trưởng phụ trách đường bộ và vận tải Ấn Độ V.K.Singh nói rằng nếu phía Ấn Độ có 20 binh sĩ thiệt mạng trong vụ đụng độ nói trên thì con số này của phía Trung Quốc ít nhất phải gấp đôi. Hiện Trung Quốc đang sa lầy trong vụ này và đang đánh mất thị trường đông dân Ấn Độ vốn rất quan trọng với kinh tế Bắc Kinh vừa gắng gượng dậy do COVID-19.

Giám đốc dự án Ấn Độ tại Viện Brookings (Washington, Mỹ) Tanvi Madan bình luận: “Tôi cho rằng Trung Quốc đã để mất một thế hệ tại Ấn Độ - những người từng xem Trung Quốc là cơ hội... Đã có những cuộc tranh luận trong nội bộ (về mối quan hệ với Trung Quốc), và những gì diễn ra gần đây càng củng cố hơn nữa lập trường của những người kêu gọi xét lại (mối quan hệ này)". Ông Madam cho rằng "điều này sẽ đặt dấu chấm hết cho quan điểm cho rằng sự phụ thuộc về kinh tế có thể xoa dịu các căng thẳng chính trị” hay nói cách khác là sự kiện đụng độ làm cho nhiều người Ấn Độ thức tỉnh về Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi nỗ lực giải quyết biên giới phía tây nam còn chưa thực sự ổn thoả thì vùng biển Hoa Đông lại có chuyện. Hội đồng thành phố Ishigaki ở quận Okinawa của Nhật Bản vừa phê chuẩn việc thay đổi đơn vị hành chính trong nhóm đảo không có người ở, được Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là. Việc đổi tên các đảo từ "Tonoshiro" thành “Tonoshiro Senkaku" để tránh nhầm lẫn với một khu vực khác của Ishigaki vốn tưởng vô hại.

Thế nhưng trong nghị quyết đưa ra, thành phố Ishigaki khẳng định “các đảo là một phần của lãnh thổ Nhật Bản”. Đây là điều khiến Trung Quốc nổi giận. Bộ Ngoại giao Bắc Kinh hôm thứ hai cho biết họ sẽ phản đối mạnh mẽ với Tokyo.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên nói: "Đảo Điếu Ngư và các đảo liên kết là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi, cái gọi là tái chỉ định hành chính này là một sự khiêu khích nghiêm trọng đối với chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc". Đồng thời, Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc cho biết một "hạm đội" tàu của họ đang ở vùng biển xung quanh các đảo tranh chấp hôm thứ hai.

Thực ra, ngay khi Nhật có ý định thay đổi hành chính với các đảo nằm trong quần đảo Senkaku, thì Trung Quốc đã đề ý và tăng cường tàu đến khu vực này. Nhưng điều đó không làm Nhật chùn bước. Ngày 18.6, phản ứng trước việc Trung Quốc gia tăng sự hiện diện gần quần đảo tranh chấp, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã lên tiếng rất mạnh mẽ: “Quần đảo Senkaku nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, là một phần lãnh thổ Nhật Bản theo lịch sử và theo luật pháp quốc tế. Điều cực kỳ nghiêm trọng là các hoạt động thế này (của Trung Quốc) đang gia tăng. Chúng tôi sẽ phản ứng với phía Trung Quốc một cách kiên quyết và bình tĩnh”. Và sau lời tuyên bố thì phía Nhật quyết làm điều họ muốn làm.

Và không chỉ Nhật phớt lờ đe doạ của Trung Quốc mà ngay lúc này, Mỹ cũng bỏ ngoài tai những lời hù doạ của Trung Quốc khi đưa 3 tàu sân bay đến gần Biển Đông. Bất chấp việc quân đội Trung Quốc khoe “sở hữu vũ khí sát thủ với hàng không mẫu hạm như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26", các tàu sân bay vẫn đến khu vực Tây Thái Bình Dương.

Sự xuất hiện của 3 tàu sân bay ở gần Biển Đông không phải sự tình cờ mà theo giới chuyên gia thì đó là thông điệp gửi cho Trung Quốc rằng Mỹ cam kết hiện diện tại châu Á – Thái Bình Dương để bảo vệ đồng minh và đối tác.

Trước đó, Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng căng thẳng với Úc khi gây áp lực kinh tế lẫn ngoại giao. Sau khi áp đặt những hạn chế đối với việc nhập khẩu thịt bò và lúa mạch của Úc, Trung Quốc đã khuyến cáo công dân nước này không đi tới hay học tập tại Úc do lo ngại hành vi phân biệt chủng tộc. Điều này đã gây ra sự giận giữ và bất bình ở Canberra đến mức các nhà quan sát vấn đề ngoại giao chưa từng chứng kiến trước đó.

Trong một phát biểu hôm 11.6, Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố nước này sẽ không bao giờ lo sợ trước những mối đe dọa hoặc từ bỏ các giá trị của mình trước sự “cưỡng ép” từ Trung Quốc hoặc bất cứ nơi đâu.

“Tâm lý phản đối Trung Quốc tại Úc đã dâng cao đến mức những người tư vấn giữ quan hệ hòa hảo với Bắc Kinh, chẳng hạn như ông trùm khai khoáng Andrew Forrest đã bị gọi là “kẻ phản bội”, Salvatore Babones, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Độc lập ở Sydney nhận xét. “Trung Quốc càng cứng rắn thì Úc càng phản ứng mạnh mẽ”. Andrew Forrest là người kêu gọi trì hoãn một cuộc điều tra COVID-19 liên quan đến trách nhiệm của Trung Quốc.

Thật không tình cờ khi 4 nước mà Trung Quốc đang xích mích gồm Nhật, Mỹ, Úc, Ấn Độ chính là 4 thành viên trong nhóm Bộ tứ mà Thủ tướng Nhật Abe Shinzo còn ví von là "vòng cung Dân chủ châu Á" và nhìn trên bản đồ thì vòng cung này bao quanh Trung Quốc.

Những hành động bất chấp hậu quả của Trung Quốc trong thời gian gần đây với các nước trong Bộ tứ và cả với các nước lân cận không chỉ khiến Bắc Kinh gặp căng thẳng trong từng mối quan hệ song phương mà còn khiến những nước bất bình với Trung Quốc xích lại gần nhau hơn. Đây rõ ràng là điều Bắc Kinh không hề mong đợi.

Anh Tú (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy hiểm cho Trung Quốc khi gặp rắc rối cùng lúc với Ấn Độ, Nhật, Mỹ, Úc