LHP Cannes là một trong những liên hoan phim có uy tín nhất thế giới được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1946 tại Pháp. Từ đó về sau, LHP được tổ chức vào khoảng tháng 5 hàng năm và thu hút số lượng lớn phương tiện truyền thông cũng như dàn sao khủng từ khắp nơi đổ về tham dự. Cành cọ vàng là giải thưởng uy tín nhất được trao tại Cannes dành cho những tác phẩm xuất sắc trên khắp thế giới.

Cannes - Liên hoan phim 'cởi mở' nhất với sex và đồng tính

motthegioi | 20/05/2016, 10:50

LHP Cannes là một trong những liên hoan phim có uy tín nhất thế giới được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1946 tại Pháp. Từ đó về sau, LHP được tổ chức vào khoảng tháng 5 hàng năm và thu hút số lượng lớn phương tiện truyền thông cũng như dàn sao khủng từ khắp nơi đổ về tham dự. Cành cọ vàng là giải thưởng uy tín nhất được trao tại Cannes dành cho những tác phẩm xuất sắc trên khắp thế giới.

Không chỉ gây choáng với dàn mỹ nhân, người váy áo hào nhoáng, người xẻ cao hở bạo, LHP Cannes còn là nơi quy tụ của nhiều bộ phim 18+. Thậm chí, những bộ phim bị cấm chiếu tại nhiều quốc gia, bị chỉ trích vì quá khiêu dâm…còn giành được giải thưởng cao nhất – Cành cọ vàng và được giới chuyên môn nhận xét tích cực.

Năm nay cũng vậy, Cannes 2016 tiếp tục gây xôn xao khi công bố hai bộ phim có cảnh tình dục táo bạo trong danh sách tranh giải Cành cọ vàng.

Cởi mở với sắc dục từ thế kỷ trước

Năm 1960, siêu phẩm La Dolce Vita (Cuộc sống ngọt ngào) của đạo diễn Federico Fellini với nội dung kể về một văn sĩ trung lưu bỏ dở sự nghiệp để trở thành phóng viên đưa tin về các nhân vật thượng lưu với cuộc sống xa hoa trong khu phố thành Rome. Bộ phim có sự góp mặt của biểu tượng tình dục được xem như ““Marilyn Monroe của hãng Paramount” - Anita Ekberg.

La Dolce Vita mở đường cho điện ảnh Italia đến với thế giới nhưng lại theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Không chỉ khán giả nước nhà bị “sốc nặng” mà tại Cannes, siêu phẩm cũng khiến nhiều người choáng váng vì miêu tả quá trung thực về vấn đề tình dục với cảnh sex trần trụi giữa nam chính và nhiều mỹ nữ.

Một năm sau đó, Cannes tiếp tục khiến dư luận nói chung và Giáo hội Vatican nói riêng phải dậy sóng khi quyết định vinh danh bộ phim Viridiana của đạo diễn Luis Buñuel trong giải thưởng Cành cọ vàng.

Bộ phim nói về một cô gái trẻ có tên Viridiana trên hành trình trở thành nữ tu sĩ. Trước ngày được phong thành nữ tu, nhân vật chính đến nhà người chú họ và suýt bị ông cướp hiếp. Nhiều người ngỡ ngàng khi những cảnh sex trần trụi trong phim lại được giới phê bình phim cho là kiệt tác nghệ thuật. Thậm chí, Viridiana cũng bị chỉ trích là báng bổ nữ tu sĩ. Dù tại Tây Ban Nha, bộ phim cũng bị xem xét thu hồi, cấm phát hành thì ở Pháp, Viridiana lại được tôn vinh đầy bất ngờ.

"Vương quốc nhục cảm" bị cấm chiếu tại Nhật

Năm 1976, Vương quốc nhục cảm (In the Realm of the Senses) của đạo diễn người Nhật Bản Nagisa Oshima tạo ra làn sóng lớn khi công chiếu tại Cannes. Các nhân vật chìm đắm trong tình dục, bộ phận nhạy cảm của cơ thể cũng được phơi bày trên màn ảnh rộng. Tại đất nước mặt trời mọc, Vương quốc nhục cảm bị cấm chiếu, khán giả ném đá vì cho rằng đây không khác gì bộ phim khiêu dâm, cấp ba đơn thuần. Thậm chí, nữ diễn viên chính đóng phim này là Eiko Matsuda cũng bị dèm pha và cấm trở về nước. Một thập kỷ sau, Vương quốc nhục cảm mới được công nhận mang giá trí nghệ thuật lột tả cảm xúc chân thực của con người trần thế.

Năm 1979, tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Đức - The Tin Drum cũng giành được giải Phim hay nhất tại Cannes. Bộ phim kể về cậu bé Oskar Matzerath nhỏ tuổi có hành vi tình dục với nữ diễn viên hơn tuổi. The Tin Drum bị chỉ trích vì mang tính khiêu dâm rẻ tiền đặc biệt diễn viên lại là trẻ em. Nhiều nước trên thế giới cũng tuyên bố cấm chiếu.

10 năm sau, Cannes công nhận Sex, Lies and Videotape là phim xuất sắc nhất năm 1989. Ngay cả tiêu đề phim cũng đã gợi ra nhiều liên tưởng về tình dục. Tác phẩm này với nội dung xoay quanh đôi uyên ương gặp vấn đề về chuyện chăn gối, cuộc sống vợ chồng không được như ý muốn. Mối quan hệ bắt đầu trở nên phức tạp khi bạn bè của cả hai xin ở nhờ và nhiều tình huống phát sinh từ đây. Sau khi được công chiếu rộng rãi, bộ phim thu về được doanh số khủng lúc bấy giờ dù chỉ được đầu tư với kinh phí thấp. Thậm chí, Sex, Lies and Videotape còn được Viện phim Mỹ lựa chọn lưu trữ và được đánh giá là thay đổi điện ảnh độc lập.

Năm 1990, tác phẩm chứa nhiều cảnh nude và phải cắt bỏ nhiều cảnh nóng bỏng mắt với nhãn mác 17+ ở Mỹ - Wild a Heart cũng được tôn vinh trong Cannes.

Ba năm sau, The Piano (Dương Cầm) của xứ sở kangaroo không chỉ giành được Cành cọ vàng mà còn gặt hái được 3 giải thưởng Oscar trong đó có giải thưởng Nữ diễn viên xuất sắc nhất - Holly Hunter. Bộ phim là sự hòa quyện của âm nhạc, tình yêu và dục vọng cho đến tận bây giờ vẫn được nhiều khán giả yêu thích. Siêu phẩm 18+ lấy bối cảnh của thế kỷ XIX này kể về người phụ nữ câm tên Ada và con gái với cuộc sống hôn nhân được định trước. Hôn phu là địa chủ giàu có ở vùng núi hẻo lánh của xứ New Zealand. Chiếc đàn piano trở thành “nhân vật” đầy ám ảnh xuyên suốt tác phẩm.

Bộ phim Thái Lan Blissful Yours có nhiều cảnh lõa thể, khỏa thân và không ngại phô bày bộ phận nhạy cảm trên màn hình giành được giải "Phim hay nhất" ở hạng mục Un Certain Regard tại Cannes 2002.

Hay như bộ phim Blue Is The Warmest Color lại được vinh danh Cành cọ vàng dù có chứa nhiều cảnh sex, thậm chí có cảnh nóng giữa hai nhân vật nữ chính kéo dài tới 10 phút.

Tại LHP Cannes 2015, phim “Love” của đạo diễn Pháp gốc Argentina Gaspar Noé đã khiến cho khán giả sốc nặng vì những cảnh nóng thật đến từng chi tiết. Đạo diễn Gaspar Noé cũng cho biết nếu tìm từ khóa của bộ phim sẽ hơn 50% liên quan đến tình dục. Dư luận cho rằng tác phẩm phòng the gây xôn xao, “Fifty Shades of Grey” (50 sắc thái), nếu đứng cạnh “Love” thì chỉ như “trò trẻ con”.

Nhiều cảnh nóng trong phim Love bị ném đá dữ dội vì quá táo bạo

Cảnh hứng chịu nhiều chỉ trích nhất trong phim mô tả màn quan hệ tình dục tay ba giữa Murphy, Electra và Omi với tiếng nhạc đệm kích thích và những góc quay táo bạo phô diễn thân thể. Cảnh quay triển khai các tư thế quan hệ như trong phim khiêu dâm. Cảnh này được quay từ trên cao xuống, giữ một khoảng cách nhất định nhưng vẫn thu được cận cảnh những bộ phận nhạy cảm của cơ thể.

Nhiều nhà phê bình gọi sản phẩm này là “rác rười” và “ suy đồi” dù các nhà làm phim quả quyết bộ phim không phải là sản phẩm khiêu dâm thuần túy mà chỉ mô tả vẻ đẹp của việc quan hệ nam nữ. Phim ra rạp ở Pháp từ ngày 15/7. Tuy nhiên đã vấp phải làn sóng chê bai thâm tệ. Và sau 2 tuần công chiếu, bộ phim này đã buộc phải gắn nhãn 18+. Đây là điều chưa từng xảy ra ở Pháp.

Gây sốc ngay từ khi tung những tấm poster đầu tiên trước thềm LHP Cannes tháng 5 năm ngoái, “Love” là bộ phim kể về cuộc sống của chàng sinh viên điện ảnh Murphy (Karl Glusman đóng) cùng cô bạn gái cũ hẹn hò 2 năm trước Electra (Aomi Muyock thủ vai). Hầu hết bộ phim được kể lại trong trạng thái phê ma túy.

Năm nay, Cannes có “người lớn”?

Tại LHP Cannes lần thứ 69 này, tình dục vẫn là điều không thể thiếu. Trong 20 tác phẩm tranh giải Cành cọ vàng, The Neon Demon và Elle là hai bộ phim gây nhiều tranh cãi nhất và sẽ còn choáng hơn nữa nếu các siêu phẩm này giật giải.

The Neon Demon (Con quỷ đèn Nê-ông) do đạo diễn Đan Mạch Nicolas Winding Refn thực hiện. Đây là phim điện ảnh thứ ba của vị đạo diễn tài năng này được tranh giải Cành cọ vàng tại Cannes. Bộ phim thuộc dòng kinh dị này cũng khiến người xem sẽ phải bỏng mắt chứng kiến cảnh quan hệ tình dục đồng tính giữa hai cô gái Elle Fanning và bạn diễn Jena Malone.

Elle (Nàng) là tác phẩm điện ảnh dùng tiếng Pháp đầu tiên của đạo diễn người Hà Lan Paul Verhoeven sau 24 năm vắng bóng trên danh sách tranh giải Cành cọ vàng của Cannes. Elle kể về người phụ nữ thành đạt và quyền lực nhưng cuộc sống bắt đầu đảo lộn khi bị kẻ lạ mặt cưỡng hiếp bạo tàn.

Cùng 18 tác phẩm khác, các chuyên gia sẽ đánh giá và chọn tác phẩm tuyệt vời nhất để tôn vinh trong LHP năm nay. Sẽ không còn quá lạ lẫm khi một bộ phim chứa nhiều cảnh nóng bỏng mắt, phim 18+ giật giải cao nhất khi đã có nhiều tiền lệ.

Soo Jung (Vntinnhanh)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cannes - Liên hoan phim 'cởi mở' nhất với sex và đồng tính