Cả nước từng vui mừng khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quyết xóa sổ các trạm thu phí do các đơn vị nhà nước quản lý. Nhưng sự hoan hỉ đó chẳng được bao lâu, người dân lại phải gánh thêm phí đường bộ cao hơn gấp nhiều lần với các dự án được mang tên BOT và với mức phí liên tục tăng mạnh …

Câu chuyện đường bộ, tăng phí và hệ lụy

Nam Phong | 07/04/2016, 14:59

Cả nước từng vui mừng khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quyết xóa sổ các trạm thu phí do các đơn vị nhà nước quản lý. Nhưng sự hoan hỉ đó chẳng được bao lâu, người dân lại phải gánh thêm phí đường bộ cao hơn gấp nhiều lần với các dự án được mang tên BOT và với mức phí liên tục tăng mạnh …

Sau khi các trạm thu phí “nhà nước” bị xóa sổ thì các trạm thu phí dưới hình thức BOT lại liên tiếp mọc lên như nấm sau mưa. Chiếc bánh mang tên BOTđược rất nhiều đơn vị dòm ngó và chia nhau, từ việc xây dựng dự án mới cho tới việc nâng cấp cải tạo những con đường cũ nhưng phí thì lại thu như đường làm mới.

Các tuyến đường vốn được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước,nay nhà đầu tư chỉ việc vào cào bóc, thảm lại mặt đường rồi thu phí cao ngất ngưởng như đường cao tốc Pháp Vân -Cầu Giẽ. Việc trạm thu phí đường này mọc lên đã khiến lời hứa của các quan chức về khoảng cách trạm thu phí đã bị phá vỡ, hay nói đúng hơn là lời hứa đó chỉ là hứa suông.

Chủ trương xã hội hóa hạ tầng giao thông của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn.

Thẳng thắn mà nói, chủ trương xã hội hóa hạ tầng giao thông của Đảng và Nhà nướclà hoàn toàn đúng đắn. Không thể phụ nhận lợi ích mà các dự án giao thông theo hình thức BOT mang lại. Nó đã làm thay đổi bộ mặt kết cấu hạ tầng giao thông-điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế xã hội khi mà nó rút ngắn thời gian di chuyển của các phương tiện, thời gian vận chuyển hàng hóa…

Tuy nhiên, khi đi vào khai thác, sử dụng thì cái giá để người dânsử dụng lại quá cao và liên tục tăng một cách bất hợp lý, không phù hợp với tình hình thực tế dẫn đến các hệ lụy khác.

Sắp tới, cửa ngõ thủ đô sẽ lại có thêm trạm thu phí trên QL1A hướng Hà Nội - Bắc Ninh.

Mức phí mà người dân phải bỏ ra rất caotrong khichất lượng công trình thì được đánh giá là quá ư tồi tàn,không tương xứng với những gìngười sử dụng phải bỏ ra. Đơn cử như các dự án xây mới, cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ như QL 1A, QL 18 đoạn tuyến Uông Bí -Hạ Long, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cầu Hạc Trì, QL 6, QL 5, cao tốc Nội Bài - Lào Cai… Các công trình này chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào khai thác, sử dụng đều xuống cấp, thậm chí xuống cấp nghiêm trọng.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai như "tấm áo vá" hiện vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Việc các công trình giao thông xuống cấp, hoạt động bất hợp lý đến nỗi nhiều cán bộ đã bị kỷ luật, cách chức… Bộ GTVT đã phải ra nhiều công văn, “tối hậu thư” yêu cầu các chủ đầu tư phải khẩn trương khắc phục, sửa chữa, nếu không sẽ cho dừng thu phí. Ấy thế nhưng, văn bản được ban hành là việc của Bộ, còn việc sửa chữa đến đâu, triệt để hay không là chuyện của doanh nghiệp.

Xin được đưa ra một vài ví dụ cụ thể về việc sửa chữa cẩu thả như QL 18 đoạn tuyến BOT Uông Bí -Hạ Long (cho đến ngày 6.4 vẫn đang cào, bóc mặt đường đểthảm lại), cao tốc Nội Bài – Lào Cai (ngày 4.4 vẫn rầm rộ máy móc cào bóc, trải thảm lại), QL 5 cũ sau khi cải tạo, nâng cấp lại tiếp tục hằn lún vệt bánh xe, các đoạn tuyến QL 1 trải dài cả nước…

QL 18 đoạn tuyến BOT Uông Bí - Hạ Longnhiều lần bị yêu cầu cấp bách sửa chữa nếu không sẽ cho dừng thu phí.Tuy nhiênđến nayviệc sửa chữa vẫn chưa hoàn thành.

Câu chuyện tăng phí trên QL 5 nhằm phục vụ lợi ích cho doanh nghiệp đầu tư và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng từ 1.4 còn đang nóng rát, các doanh nghiệp vận tải đãthay đổi phương án kinh doanh. Việc này theo ông Bùi Danh Liên,Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội cho rằng “nó không minh bạch và rất vô lý”.

Mới đây, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đãgửi văn bản đề xuất Bộ GTVT xem xét, chấp thuận tăng mức thu phí tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ ngày 15.5.2016. Trong văn bản gửi Bộ GTVT, VEC đã đề xuất mức phí mới từ 1.500 đồng/PCU/km (xe tiêu chuẩn: xe con/km) lên 2.000 đồng/CPU/km, tăng 500 đồng/CPU/km.

Liên tiếp xảy ra những cuộcchặn xe tại các dự án nhằm phản đối việc thu phí và tăng phí cầu, đường.

Hậu quả của việc thu phí quá cao, trạm thu phí đặt bất hợp lý đã dẫn tới hậu quả là các cuộc phản đối xôn xao dư luận như các cuộc chặn đường tại trạm thu phí Xuân Mai (QL 6), phản đối trạm thu phí cầu Hạc Trì (Phú Thọ).Gần đây nhất là vào chiều tối qua, ngày 6.4, hai chiếc xe khách 45 chỗ đã bất ngờ quay ngang, nằm chình ình trước trạm thu phí tuyến cao tốc Hà Nội -Hải Phòng theo hướng Hải Phòng - Hà Nội.

Tất cả các sự việcnày đều nhằm mục đích phản đối việc áp dụng mức phí quá cao. Việcchặn xelà vi phạm pháp luật nhưngcần nhìn nhận, đánh giá một cách nghiêm túc về nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do đâu.Đã đến lúc các bộ, ngành liên quan cần nghiêm túc xem xét,nhìn nhận, đánh giá và điều chỉnh những gìbất hợp lý.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Câu chuyện đường bộ, tăng phí và hệ lụy