Việc chị cả của vua Thái Lan, cựu công chúa Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Varnavadi làm đơn ứng cử chức Thủ tướng được ghi nhận là "một cơn động đất chính trị", vì động thái này phá đổ truyền thống hoàng gia Thái Lan không sinh hoạt chính trị.

Chị vua Thái Lan tranh chức thủ tướng, thách đố tướng đảo chính

Trần Trí | 08/02/2019, 22:18

Việc chị cả của vua Thái Lan, cựu công chúa Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Varnavadi làm đơn ứng cử chức Thủ tướng được ghi nhận là "một cơn động đất chính trị", vì động thái này phá đổ truyền thống hoàng gia Thái Lan không sinh hoạt chính trị.

Bà Ubolratana, 67 tuổi, là chị của vuaMaha Vajiralongkorn, và là người đầu tiên trong hoàng gia tham gia tranh cử, thách thức chức Thủ tướng hiện của cựu tướng Prayut Chan-o-cha, người từng chỉ huy cuộc đảo chính năm 2014.

Lúc đó, tướng Prayut cùng các sĩ quan quân độilật đổ chính phủ dân cử của bà Yingluck Shinawatra, người đang phải sống lưu vong, đồng cảnh ngộ với người anh ruột - cựu Thủ tướng Thaksin, vốn cũng bị quân đội đảo chính năm 2006.

Sau cuộc đảo chính, ông Prayut cùng các tướng quân đội nắm chế độ quân sự,và ông đã quyết định tổ chức bầu cử Quốc hội vào ngày 24.3 tới. Ông cũng tuyên bố tranh cử thủ tướng "để duy trì hòa bình và trật tự cho đất nước".

Ngày 8.2, đảng dân túy Thai Raksa Chart xác nhận bàUbolratana tham gia cuộc tranh cử. Đảng này là đồng minh của ông Thaksin, người lãnh đạo đảng từ nước ngoài. Đảng Peu Chart của ông Thaksin lập đảng Thai Raksa Chart sau khi bịchế độ quân sự dọa giải thể.

BàUbolratana cũng công khai duy trì quan hệ thân cận với ông Thaksin, và bà hiện là ứng cử viên hàng đầu của cuộc bầu cử, theo ôngThitinan Pongsudhirak -Giám đốc Viện Nghiên cứu an ninh và quốc tế thuộc Đại họcChulalongkorn(Thái Lan), và là người nói tuyên bố tranh cử bất ngờ của chị vua Thái Lan đã tạo ra "một cơn động đất chính trị", đồng thời giúp đảng nhỏ Thai Raksa Chart lọt vào ánh đèn chính trị.

ĐảngThai Raksa Charttuyên bố vinh dự được bà Ubolratana nhận lời mời làm ứng viên thủ tướng của đảng. Thủ lĩnhPreechapol Pongpanich nói còn phải chờ Ủy ban bầu cử ủng hộ đơn tranh cử của công chúaUbolratana. Cơ quan này sẽ công bố kết quả xem xét vào ngày 15.2 tới.

Không rõ vua Vajiralongkorn có phê chuẩn cuộc ứng cử của người chị hay không? Bà Ubolratana sẽ không tranh một suất nghị sĩ. Đảng Pheu Thai cũng cử một số người tranh cử nghị sĩ.

Trước khi bàUbolratana bất ngờ tuyên bố tranh cử, cuộc bầu cử sắp tới là cuộc đua giữa phe dân túy của ông Thaksin và các đồng minh, với cánh quân đội luôn trung thành với hoàng gia Thái Lan. Ông Thitinan nóiđến lúc này,chưa thể rõ cuộc ứng cử của cựu công chúasẽ tạo thêm chia rẽ trong chính trịThái Lan (hoặc ngược lại)hay không, và ông nói bà Ubolratana có thể giúp làm cầu nối cho sự chia rẽ nói trên ở vị thế "người ngoài cuộc".
Bà Ubolratana là con trưởng của cố vương Bhumibol Adulyadej, chào đời ở Lausanne (Thụy Sĩ) năm 1951. Bà từng học khoa toán và sinh - hóa ở Viện Công nghệ Massachusetts, có bằng thạc sĩ về sức khỏe công cộng của Đại học California. Bà đãtừ bỏ tước vị công chúakhi năm 1972 lấy chồng người Mỹ tên là Peter Jensen. Bà sống ở Mỹ hơn 26 năm trước khi vợ chồng bà ly dị năm 1998. Con trai bà chết trong vụ sóng thần năm 2004.
Năm 2001, bà Ubolratana trở về Thái Lan định cư, đảm nhận nhiều nhiệm vụ hoàng gia. Dù không bao giờ được phục hồi ngôi vị công chúa, bàvẫn được xem là một thành viên hoàng gia vốn có truyền thống ủng hộ nền quân chủ lập hiến (từ năm 1932) nên hoàng gia đứng trên chính trị nhưng vẫn có tầm ảnh hưởng lớn và lấy được sự kính trọng của hàng triệu dân.
Bích Ngọc (theo Guardian, Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chị vua Thái Lan tranh chức thủ tướng, thách đố tướng đảo chính