Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, Hà Lan và Namibia cho thấy rằng vi rút cúm A từ chim nước thích nghi với động vật có vú trong tự nhiên khi động vật có vú ăn chim và đây có thể trở thành bàn đạp lây nhiễm cho con người và động vật nuôi.

Chim nước là nguyên nhân khiến động vật có vú lây nhiễm cúm A

10/03/2019, 14:29

Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, Hà Lan và Namibia cho thấy rằng vi rút cúm A từ chim nước thích nghi với động vật có vú trong tự nhiên khi động vật có vú ăn chim và đây có thể trở thành bàn đạp lây nhiễm cho con người và động vật nuôi.

Chó rừng săn đuổi chim nước ở Namibia - Ảnh: Gábor Czirják

Theo The Journal of Infectious Diseases, các nhà khoa học Đức ở Viện nghiên cứu vườn thú và thiên nhiên hoang dã Leibniz đã phát hiện ra rằng chế độ ăn là yếu tố quan trọng nhất quyết định vẻ đa dạng và lây lan của vi rút cúm A. Các loài động vật ăn thịt có chế độ ăn bao gồm chim nước (chim sống trong nước hay ở gần vùng nước - waterfowl) dễ bị ảnh hưởng nhất bởi vi rút.

Nhà nghiên cứu Sanatana Soilemetzidou cho rằng một đặc điểm chung của tất cả các động vật bị nhiễm vi rút cúm A là chế độ ăn uống bao gồm các loài chim. Vì vậy, động vật ăn chim có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi vi rút.

Vi rút cúm A là một trong những mầm bệnh được nghiên cứu nhiều nhất và quan trọng nhất đối với sức khỏe của con người và động vật. Những vi rút này thường liên quan đến các loài chim nước hoang dã và thường xuyên xâm nhập vào cơ thể của động vật có vú, bao gồm cả con người. Việc truyền vi rút giữa chim và động vật có vú thường dẫn đến sự thích nghi của vi rút với vật chủ mới. Người đứng đầu Cục bệnh động vật hoang dã Đức Alex Greenwood khẳng định rằng nếu vi rút cúm A từ chim thích nghi với động vật có vú trong tự nhiên thì động vật có vú có thể trở thành bàn đạp lây nhiêm cho con người và động vật nuôi.

Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu vườn thú và động vật hoang dã Leibniz, Trung tâm Y tế Đại học Erasmus (Hà Lan) cùng với các đồng nghiệp từ Namibia, đã kiểm tra 111 mẫu huyết thanh của các động vật có vú hoang dã khác nhau để tìm hiểu xem các chủng vi rút cúm A nào đã lây nhiễm cho các loài này. Trong nỗ lực tìm hiểu những gì ảnh hưởng nhất đến sự đa dạng và lây lan của vi rút, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 3 giả thiết: quan hệ họ hàng, sự giao tiếp trong bầy đàn và chế độ ăn uống bao gồm thịt chim.

Các nhà nghiên cứu từng ngờ rằng mối quan hệ họ hàng sẽ có ảnh hưởng lớn, vì các thụ thể và sinh lý giữa các loài liên quan giống nhau hơn, do đó, vi rút sẽ dễ dàng xác định và tấn công các loài đó hơn. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ, vì phân tích cho thấy mối quan hệ họ hàng không có vai trò gì trong việc lây lan vi rút. Giả thuyết cho rằng nguy cơ lây nhiễm cao hơn ở động vật sống theo bầy đàn so với những động vật sống riêng lẻ cũng không được xác nhận, vì nhiều loài động vật ăn cỏ với bầy đàn đông đúc có độ nhạy cảm thấp với cúm hoặc hoàn toàn không mắc bệnh cúm.

Nghiên cứu được thực hiện ở Namibia, nơi các loài động vật có vú khá đa dạng. Ở đó, có những con chim nước mang vi rút cúm và các tuyến đường di cư chính của chúng đi qua cả nước này. Hóa ra, việc ăn chim nước là nguyên nhân chính gây nhiễm cúm cho động vật có vú châu Phi. Nhà nghiên cứu Alex Greenwood cho rằng thật đáng ngạc nhiên là hiện khoa học có rất ít thông tin về các chủng cúm A lây nhiễm cho động vật có vú hoang dã.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chim nước là nguyên nhân khiến động vật có vú lây nhiễm cúm A