Chính phủ yêu cầu khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế, xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển…
Nhịp đập khoa học

Chính phủ quyết liệt hoàn thiện thể chế, xóa bỏ mọi tư tưởng cản trở sự phát triển

Lam Thanh 10/01/2025 17:05

Chính phủ yêu cầu khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế, xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển…

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Chính phủ yêu cầu nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Theo đó, các bộ ngành, địa phương xây dựng, ban hành quy định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan nhà nước trực tiếp phụ trách, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức; quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện kế hoạch hành động về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hằng năm; xây dựng nền tảng số, công cụ số để thực hiện đo lường trực tuyến mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số.

Ngoài ra, cần xây dựng, nâng cấp nền tảng đào tạo trực tuyến mở đại trà cung cấp miễn phí kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, công nghệ số cơ bản cho người dân, doanh nghiệp; trân trọng từng phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác, hiệu suất công việc, dù nhỏ nhất...

Chính phủ cũng yêu cầu khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

khcn_65347db134839.jpg
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW

Các bộ ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, chính sách trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện quy định pháp luật để bảo đảm hành lang pháp lý cho hoạt động của mọi ngành, lĩnh vực trên môi trường số; xây dựng, ban hành cơ chế đặc thù về đầu tư, đầu tư công, mua sắm công các sản phẩm là kết quả của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ số để đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia.

Chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và đơn giản hóa thủ tục hành chính về đầu tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để thu hút, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư...

Phát triển mạng lưới kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, tập trung vào các công nghệ chiến lược và chuyển đổi số; thực hiện các chương trình, dự án thúc đẩy các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo trọng tâm của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 5 dự án, chương trình trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, nhà máy thông minh, đô thị thông minh... được triển khai.

Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động đầu tư, mua, thuê các sản phẩm, dịch vụ số; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ.

Xây dựng ngành công nghiệp Internet vạn vật (IoT) và một số khu công nghiệp chuyên biệt phát triển IoT; chuyển đổi số các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng Internet vạn vật (IoT) để trở thành khu công nghiệp, cụm công nghiệp thông minh; thúc đẩy, phát triển một số ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghiệp Internet vạn vật (IoT) như sản xuất, thương mại, năng lượng, nông nghiệp, giao thông, y tế,...; Chuyển đổi số các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng Internet vạn vật (IoT) để trở thành khu công nghiệp, cụm công nghiệp thông minh.

Hoàn thiện hành lang pháp lý đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các giải pháp phát triển các ứng dụng công nghệ số trong ngành, lĩnh vực, địa phương, gắn với công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo đảm theo hướng đi tắt, đón đầu.

Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; rà soát, sửa đổi quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng loại bỏ đối tượng áp dụng là các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận; sửa đổi các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng giao quyền tự chủ cao cho các cơ sở giáo dục đại học công lập; rà soát, sửa đổi các quy định về ưu đãi thuế và tín dụng cho các hoạt động đầu tư, tài trợ, hợp tác đào tạo và nghiên cứu của doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục đại học, tổ chức khoa học và công nghệ công lập...

Chính phủ cũng nhấn mạnh cần đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh..

Phát triển và làm chủ công nghệ các nền tảng số trong nước để đảm bảo an toàn, nhiều tiện ích cho người dân; phổ cập nhanh các dịch vụ số thiết yếu cho người dân; xây dựng kế hoạch để mỗi người dân có danh tính số, phương tiện số, kỹ năng số và tài khoản số, hình thành công dân số; phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phân tích, cảnh báo thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, hỗ trợ phân tích, cảnh báo về nguy cơ quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 4: Mau chóng trở thành cường quốc về nhân lực công nghệ thông tin
5 giờ trước Góc bình luận
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam là vấn đề nan giải, khi chúng ta vẫn chưa theo kịp trình độ của những nước tiên tiến, kể cả trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển kỹ sư là cử nhân đại học, cao đẳng, hoặc học viên trường nghề về CNTT đã phải đào tạo lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ quyết liệt hoàn thiện thể chế, xóa bỏ mọi tư tưởng cản trở sự phát triển