“Những quy định chung chung, định tính, không rõ ràng là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng. Có doanh nghiệp từng nói với tôi: Phòng bì dày thì trang thiết bị phù hợp, mà phong bì mỏng thì trang thiết bị không phù hợp", ông Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế - VCCI) cho hay.

Chống cài cắm câu chữ ‘bẫy’ doanh nghiệp và bài học từ Hàn Quốc

Trí Lâm | 02/07/2018, 13:25

“Những quy định chung chung, định tính, không rõ ràng là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng. Có doanh nghiệp từng nói với tôi: Phòng bì dày thì trang thiết bị phù hợp, mà phong bì mỏng thì trang thiết bị không phù hợp", ông Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế - VCCI) cho hay.

Lo mục tiêu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh không đạt

Nghị quyết 19-2018/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành đã đề ra mục tiêu phải hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanhtrong năm 2018. Tuy nhiên, đến nay nửa chặng đường của năm 2018 đã đi qua nhưng tiến độ thực hiện việc cắt giảm vẫn tương đối chậm ở nhiều bộ,ngành.

Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại mục tiêu hoàn thành việc cắt bỏ 50% số điều kiện kinh doanh khó có thể đạt được trong năm nay, khi tính đến hết quý 2/2018 màmới chỉ có 738trên tổng số hơn 5.700 điều kiện kinh doanh được thực sự bãi bỏ,sửa đổi hoặc đơn giản hoá.

Tại hội thảo Triển khai Nghị quyết 19/2018/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh mới đây, ông Nguyễn Đình Cung -Viện trưởng CIEM cho biết nhiều bộ, ngành vẫn chưarà soát hoặc chưa có phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. Thậm chí, có bộ còn đề nghị giữ nguyên toàn bộđiều kiện kinh doanh mà khôngcắt giảm, đơn giản hóa một điều kiện nào. Thực tế này đặt ra quan ngại về khả năng hoàn thành mục tiêu cắt bỏ 50% số điều kiện kinh doanh trong năm 2018.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, để nâng cao hiệu quả của việc cắt giảm các đăng ký kinh doanhthì tiến trình rà soát, cắt giảm không nên giao cho các vụ, cục của các bộ, ngành thực hiện, bởi họ chính là bộ phận có quyền cấp phép thì sẽ không có động lực để cắt giảm, thay vào đó nên giao cho bộ phận pháp chế thực hiện sẽ hiệu quả hơn.

“Các văn bản chỉ đạo của người đứng đầu các bộ, ngành rất hay, nhưng trên thực tế khi triển khai xuống các cấp cơ sở nhiều khi lại ngược lại. Do đó, Nghị quyết 19-2018/NQ-CP lần đầu tiên đã giao cho một số đơn vị tiến hành những khảo sát, đánh giá độc lập việc thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành trên thực tế. Điều đó cho thấy Chính phủ nhận thấy vấn đề việc thực hiện của các khâu trung gian mới là quan trọng”, ông Tuấn chia sẻ.

Mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng

Trong một phiên họp cuối tháng 2.2018, Bộ trưởng -Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã cảnh báo tình trạng “cài cắm câu chữ bẫy doanh nghiệp”. "Trong kiểm tra chuyên ngành hay điều kiện kinh doanh, chúng ta cứ nêu ra cụm từ chung chung như vậy rất khó khăn cho đơn vị thực hiện. Doanh nghiệp nói là rất nhiều câu từ thế này đôi khi chúng tôi bị bẫy. Nếu thích, vui vẻ thì qua, mà không thích, không vui thì bắt luôn cũng được. Cần phải tránh việc cài cắm này", ông Dũng nói.

Theo ông Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế - VCCI), trên thực tếkhông ít trường hợp pháp luật có các quy định như “phải có trang thiết bị phù hợp”, “phải có đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu”… nhưng lại không giải thích thế nào là “phù hợp” thế nào là “đáp ứng được yêu cầu”.

“Những quy định chung chung, định tính, không rõ ràng này là mảnh đất mầu mỡ cho tham nhũng. Có doanh nghiệp từng nói với tôi: Phòng bì dày thì trang thiết bị phù hợp, mà phong bì mỏng thì trang thiết bị không phù hợp", ông Đức cho hay.

Ông cho rằng những kẽ hở pháp luật dẫn đến tham nhũng như vậy không phải là hiếm trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điều đáng nói là đôi khi những quy định đóđược cài cắm một cách cố tình vào các văn bản pháp luật bởi chính những người soạn thảo. Một phần nguyên nhân là do cán bộ soạn thảo đồng thời cũng sẽ là người thực thi chúng trong tương lai.

“Tình trạng tham nhũng chính sách, cố tình cài cắm những quy định có lợi cho mình vào pháp luật khiến việc chống tham nhũng ở Việt Nam trở nên vô cùng khó khăn. Nó là một phần nguyên nhân của tình trạng luôn đúng quy trìnhnhưng thực tế lại có những kết quả vô lý, bởi bản thân quy trình đó đã được thiết kế để tạo kẽ hở cho tham nhũng”, ông Đức chia sẻ.

Bài học từ Hàn Quốc

Để hạn chế tình trạng này, chuyên gia Nguyễn Minh Đức cho rằng ngoài việc đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi đối tượng chịu tác động, cần thiết phải hoàn thiện cơ chế kiểm soát nguy cơ cài cắm trong xây dựng pháp luật, xây dựng quy trình quản lý.

Thông thường, khi lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương thì các đơn vị này chỉ phản đối một quy định nào có liên quan đến bộ ngành, địa phương của mình. Hoạt động thẩm định được giao cho Bộ Tư pháp hoặc Vụ Pháp chế các bộ ngành thì cũng chỉ thường tập trung vào tính thống nhất, nguy cơ trái luật, trái hiến pháp của văn bản, chứ ít khi cơ quan này tập trung ngăn chặn nguy cơ cài cắm chính sách.

Trong một số trường hợp, dự thảo văn bản pháp luật có được gửi cho các cơ quan có chức năng chống tham nhũngđể lấy ý kiến, tuy nhiên các cơ quan này thường không chỉ rõ các nguy cơ tham nhũng, tiêu cực trong các dự thảo văn bản pháp luật.

“Tình trạng các bộ ngành ngại ngần khi chỉ ra những nguy cơ tham nhũng, tiêu cực trong dự thảo văn bản của bộ khác cũng là điều dễ hiểu. Một phần vì năng lực, phần nữa vì ngại đụng chạm”, ông Đức nêu.

Đáng lưu ý, ông Đức đã chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc trong vấn đề này. Theo đó,cách tốt nhất để chống cài cắm chính sách là có một bộ phận chuyên môn độc lập làm việc này. Các dự thảo văn bản pháp luật phải được gửi cho đơn vị này để lấy ý kiến trước khi trình ký ban hành. Đơn vị này cần được đặt độc lập tại một cơ quan ít tham gia vào quản lý nhà nước như Ủyban Kiểm tra, Ban Nội chính hoặc Kiểm toán Nhà nước.

Đơn vị này chỉ cần khoảng 10-15 người, có năng lực chuyên môn tốt, nắm vững các nguyên tắc về công khai minh bạch, về kiểm soát nội bộ, chống xung đột lợi ích trong quản lý nhà nước. Việc phân công dự thảo góp ý giữa những cán bộ này theo nguyên tắc ngẫu nhiên, để tránh hình thành quan hệ thân thiết giữa các bộ trình văn bản và cán bộ góp ý.

Nhiệm vụ của các cán bộ này thuần tuý là nghiên cứu quy định của dự thảo pháp luật, chỉ ra những điểm chưa minh bạch, chưa rõ ràng, định tính, trao quyền quá mức cho cán bộ thực thi trong việc diễn giải pháp luật.

Phương pháp làm việc có thể tiến tới chuẩn hoá như cắm cờ đỏ, cờ vàng, cờ xanh tương ứng với các quy định có nguy cơ tham nhũng cao, nguy cơ trung bình, nguy cơ thấp. Việc chuẩn hoá này có thể giúp quan sát được diễn biến của chất lượng văn bản pháp luật của Việt Nam qua thời gian, cũng như so sánh được giữa các bộ ngành, hoặc các tiêu chí khác.

“Đơn vị này không có quyền dừng một dự thảo, nhưng ý kiến của họ phải được báo cáo một cách trung thực, đầy đủ lên cơ quan có thầm quyền ban hành văn bản đó và phải được công khai trước công luận. Chắc chắn, áp lực dư luận, áp lực chính trị sẽ không cho phép một cá nhân có thẩm quyền đặt bút ký vào một dự thảo còn quá nhiều những... cờ đỏ”, ông Đức nói.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chống cài cắm câu chữ ‘bẫy’ doanh nghiệp và bài học từ Hàn Quốc