'Người ta không dành nhiều đất cho LGBT, ấy thế mà trong từng chữ cái lại còn chẳng nhường nhịn nhau', đó là tâm sự của một bạn đọc gửi về Một Thế Giới.

Chữ 'T' bị chối bỏ trong LGBT

Một Thế Giới | 01/08/2014, 13:34

'Người ta không dành nhiều đất cho LGBT, ấy thế mà trong từng chữ cái lại còn chẳng nhường nhịn nhau', đó là tâm sự của một bạn đọc gửi về Một Thế Giới.

Thường khi nhắc đến cộng đồng LGBT (Đồng tính nam-nữ, song tính và chuyển giới), chúng ta thường không dành nhiều "ưu ái" cho chữ "T". Đơn giản là vì có thể cộng đồng vẫn chưa hiểu được khát khao "được là chính mình" của một tâm hồn sinh ra đã phải vay mượn cơ thể của kẻ khác.

Con người ta có xu hướng cho rằng đồng tính nam, đồng tính nữ là bệnh, còn chuyển đổi giới tính là những đối tượng làm "nhiễu loạn xã hội" vốn trước đây đã được phân định rõ ràng nam và nữ (xét theo phần nhìn). Nhưng liệu nhận định đó có quá bất công?
Chu  T  bi choi bo trong LGBT
 Ảnh minh họa
Không còn là “Em của ngày hôm qua”
Nhắc lại câu chuyện của Lâm Chi Khanh "của ngày hôm nay" và của Lâm Chí Khanh "của ngày hôm qua". Lần đầu tiên khi tin chuyển đổi giới tính của Lâm Chi Khanh xuất hiện trên các mặt báo, cộng đồng đã dậy sóng ầm ầm. Người ta bàng hoàng rằng kể từ khi nào showbiz Việt Nam lại "có mùi Thái Lan" như vậy? Không ít người đem chuyện này ra để “bà chín” ví như: "Dòm cũng man như ngày xưa hà"; "Thiệt không hay là vắng bóng lâu ngày rồi muốn gây xì-can-đan chơi nổi?"; "Mặt thì gái mà giọng thì vẫn trai"…số khác thì tỏ ra tiếc hùi hụi theo kiểu "Trời ơi thần tượng thời trẻ trâu của tôi"; "Thất vọng quá! Đâu nhất thiết phải thành ra như vầy!"...
Chu  T  bi choi bo trong LGBT

Có 2 trường hợp của chữ “T” tồn tại trong xã hội này: thứ nhất là nhóm sẵn sàng chi trả mọi hóa đơn phẫu thuật thẩm mỹ để có được cơ thể như mình mong muốn; nhóm thứ hai do không có đủ ngân lượng nên chỉ phẫm thuật “tạm” một nửa (trên hoặc dưới) còn không thì chấp nhận “ở vậy” cho xong. Và dù là nhóm nào đi chăng nữa, bản thân chúng ta chỉ có một cuộc đời để thay đổi và chỉnh sửa, thay vì cam chịu. Còn về cách thức thay đổi và chỉnh sửa thế nào thì bản thân mỗi người lại có “en nờ” cách khác nhau.

Xã hội vốn dĩ rất thích đem chuyện của người khác ra bàn như thể là "một phần tất yếu của cuộc sống". Đó là lý do vì sao chữ “T” trong cộng đồng LGBT bao giờ cũng như đang sống vất vưởng trên một mớ dư luận đang đâm chém mình, nhất là khi ai ai khi mở miệng ra cũng lo “Yêu lộn người vì không biết đâu là bông đâu là trái”. Nhưng đừng quá lo, đôi khi trở thành “cái rốn của dư luận” không thực sự giết chết được cuộc sống của bạn.

Là ai cũng vậy…thôi thì là mình đi!

Chu  T  bi choi bo trong LGBT
 Ảnh minh họa
Chu  T  bi choi bo trong LGBT
 
Có những khiếm khuyết khiến bản thân chúng ta yêu mình hơn, ví như khe hở nhỏ giữa hai răng cửa của Madonna. Giả sử có ai đó đề nghị cô ấy đến nha sỹ “xử lý” nó thì liệu cô ấy có vui vẻ trả lời “Ok, mai làm liền!” không? Tuy nhiên, giới tính lại là một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng trong suốt cuộc đời của một ai đó, và nếu như một ai đó không muốn cam chịu chấp nhận nó thì họ có quyền thay đổi (đương nhiên).

Chúng ta không thể mở cửa sổ mỗi sáng ngắm nhìn trời đất mỉm cười nếu bản thân không được sống đúng theo giới tính của mình. Cũng chính vì thế mà có nhiều người chọn cho mình con đường để giới tính nằm yên chờ một cơ hội thể hiện, một số khác thì sẵn sàng làm thể xác đau đớn chỉ để giới tính đó được mọi người nhìn thấy và chấp nhận. Dẫu có là phương pháp nào, cách thức nào thì được là chính bản thân mình là điều quan trọng nhất. Bởi giúp giới tính thể hiện chân thật là cách yêu thương bản thân, và chúng ta chỉ có thể được người khác yêu thương nếu không tự ghét bỏ chính mình.

Hãy là “em của ngày mốt” biết sống tự tin, vui vẻ và hạnh phúc nhé cộng đồng “Lò Gốm Bến Thành”!

Y.D 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
9 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chữ 'T' bị chối bỏ trong LGBT