Theo các chuyên gia nội tiết và dinh dưỡng Nga, cũng giống như dùng bất kỳ chất nào với liều lượng cao, vitamin có thể gây ngộ độc cấp tính và nhiễm độc mạn tính do việc dùng không kiểm soát với liều lượng lớn, không hợp lý.

Chuyên gia Nga cảnh báo về tình trạng ngộ độc vitamin

06/01/2020, 06:07

Theo các chuyên gia nội tiết và dinh dưỡng Nga, cũng giống như dùng bất kỳ chất nào với liều lượng cao, vitamin có thể gây ngộ độc cấp tính và nhiễm độc mạn tính do việc dùng không kiểm soát với liều lượng lớn, không hợp lý.

Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ trong việc dùng cả vitamin tan trong chất béo lẫn vitamin tan trong nước - Ảnh: TASS

Theo Rbc.ru, chuyên gia nội tiết Nga Fatima Dzgoeva cảnh báo về hậu quả của việc lạm dụng vitamin với liều cao trong một thời gian dài. Theo đó, cũng giống như dùng bất kỳ chất nào với liều lượng cao, vitamin có thể gây ngộ độc cấp tính, và nhiễm độc mạn tính xảy ra do việc uống thuốc không kiểm soát với liều lượng lớn, không hợp lý. Cần phân biệt giữa khái niệm uống vitamin phòng bệnh và liều điều trị bằng vitamin. Tỷ lệ dùng hàng ngày nên theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Điều này đặc biệt đúng đối với các vitamin tan trong chất béo - A, D, E, K -, có khả năng tích lũy trong cơ thể và được tiêu thụ dần dần. Dùng quá liều các loại vitamin này có thể góp phần gây khó khăn cho việc loại bỏ chúng.

Theo bác sĩ nội tiết, chuyên gia dinh dưỡng Marina Berkovskaja, vitamin A tích lũy trong gan và có thể gây tổn thương gan, thậm chí không thể khắc phục được. Vitamin E với liều quá lớn làm giảm đông máu, dẫn đến chảy máu và các biến chứng, ví dụ như trong trường hợp đột quỵ xuất huyết.

Quá liều vitamin D rất nguy hiểm do sự gia tăng nồng độ canxi trong máu với các biểu hiện bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng cấp tính. Chất vô hại nhất trong số đó là vitamin K. Như Marina Berkovskaya, nó ít độc.

Các vitamin tan trong nước, nhóm B và C - không quá nguy hiểm. Theo Fatima Dzgoyeva, khi sử dụng quá mức, cơ thể sẽ loại bỏ nồng độ dư thừa. Nhưng cũng không nên lạm dụng chúng.

Các vitamin tan trong nước cũng có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Ví dụ, vitamin C liều cao ở những người bị chứng oxalat đường tiết niệu hoặc sỏi tiết niệu, có thể góp phần vào việc hình thành sỏi thận và thậm chí gây tổn thương cấp tính cho thận - bác sĩ Marina Berkovskaja khuyến cáo.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Nga cảnh báo về tình trạng ngộ độc vitamin