“Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”, Điều 296 Bộ luật Hình sự quy định.

Có hay không việc Viện KSND H.Cẩm Mỹ cố tình ra quyết định trái pháp luật?

Ngọc Thạnh | 14/01/2017, 00:43

“Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”, Điều 296 Bộ luật Hình sự quy định.

Đồng Nai: Viện trưởng Viện KSND H.Cẩm Mỹ bị tố cáo cố tình làm sai pháp luật

Như bài trước đăng tải vào ngày 29.12.2016 chúng tôi đã thông tin, trong khoảng thời gian từ ngày 21.10.2013 đến ngày 7.7.2016, anh Trần Bá Đại là bị can trong vụ án hình sự và bị Công an, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) huyện Cẩm Mỹ truy tố tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngày 22.7.2014, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Cẩm Mỹ tuyên anh Đại phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", xử phạt 1 năm cải tạo không giam giữ, trừ đi thời gian đã chấp hành án phạt tính từ ngày 25.10.2013 là 7 tháng 24 ngày.

Tuy nhiên, ngày 6.7.2016, Viện trưởng Viện KSND H.Cẩm Mỹ Phan Văn Lương ký quyết định số 279/QĐ-VKS áp dụng khoản 1 Điều 25 của Bộ luật Hình sự (BLHS) để quyết định đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự đối với anhTrần Bá Đại sau khi TAND tỉnh Đồng Nai hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 34/2014/HSST ngày 22.7.2014 của TAND huyện Cẩm Mỹ.

Hậu quả làanh Đại đã bị Huyện ủy Cẩm Mỹ khai trừ khỏi Đảng, bãi nhiệm tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân; UBND huyện ra quyết định kỷ luật công chức;bị cơ quan thi hành án dân sự huyện khấu trừ 5% tiền thu nhập hàng tháng để bổ sung quỹ nhà nước sau khi TAND huyện Cẩm Mỹ tuyên án.

Để tìm lại sự công bằng cho mình, anh Đại đã nhiều lần gửi đơn thư kêu oannhưng đến nay vẫn chưa có một cơ quan chức năng nào đứng ra để giải quyết vụ việc một cách thỏa đáng.

Nhận định một đường, quyết định một nẻo?

Quyết định đình chỉ vụ án của Viện KSND huyện Cẩm Mỹ nêu rõ:

“Trần Bá Đại, Võ Văn Bảy và những người có trách nhiệm trong việc làm thủ tục hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên không biết đây là hợp đồng giả mạo do Lý và Hòa lập ra để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên không đồng phạm với bị can Lý, bị can Hòa.

Hành vi của Trần Đình Hòa và Nguyễn Thị Kim Lý không cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của vợ chồng ông Tô Văn Nho và bà Trần Thị Hạnh. Bởi lẽ, tài sản là đất đai và vật kiến trúc trên đất vẫn do ông Nho, bà Hạnh quản lý, sử dụng. Mặtkhác theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự và công văn 141 ngày 21.9.2011 của TAND tối cao, xác định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản.

Hành vi của hai cán bộ Võ Văn Bảy và Trần Bá Đại có dấu hiệu tiếp tay cho Hòa để chiếm đoạt tiền của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Tuy nhiên, sau khi sự việc bị phát hiện, hậu quả đã được khắc phục, đồng thời Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội không yêu cầu bồi thường.

Căn cứ khoản 1 Điều 25 của BLHS đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự cho bị can Trần Bá Đại”.

Luật sư Phạm Công Út cho rằng: “Quyết định của Viện KSND huyện Cẩm Mỹ đã xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của anh Trần Bá Đại. Vì miễn trách nhiệm hình sựtheo khoản 1 điều 25 BLHS là do chuyển biến của tình hình xã hội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội. Thế nhưng, trong phần nhận định của quyết định thì không chỉ rõ ra được là chuyển biến như thế nào mà chỉ nhận định một chiều, quyết định một nẻo”.

Như vậy, có thể xem việc Viện KSND huyện Cẩm Mỹ áp dụng khoản 1 Điều 25BLHS để đình chỉ vụ án và miễn trách nhiệm hình sựlà chưa hợp lý. Việc này đã khiến dư luận đặt ra nghi vấn là có hay không việc cơ quan tố tụng đang cố tình lạm dụng quy định nhằm né tránh trách nhiệm bồi thường oan sai dù biết rõ anh Đại và ông Bảy vô tội?

Điều 25Bộ luật Hình sự -phao cứu hộcủa cơ quan tố tụng khi để xảy ra oan sai?

Mặc dù trong quyết định đình chỉ vụ án của Viện KSND huyện Cẩm Mỹ đã nêu rõ: “Trần Bá Đại, Võ Văn Bảy không biết hợp đồng do Lý và Hòa ra là lập giả mạo nên không đồng phạm với bị can Lý, bị can Hòa”. Tuy nhiên, quyết định lại căn cứ khoản 1 Điều 25 BLHSđể ra quyết định đình chỉ vụ án.

Luật sư Phạm Công Út phân tích: “Trong phần nhận định của quyết định đình chỉ vụ án là không có hành vi phạm tội, có thể hiểu là cơ quan tố tụng biết rõ anh Đại không phạm tội nhưng lại căn cứ khoản 1 Điều 25BLHS là do chuyển biến tình hình xã hội để ra quyết định đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự với anh Đại, như vậy là trái pháp luật. Với việc miễn trách nhiệm hình sự theo điều khoản này, người gặp oan ức sẽ không được xin lỗi, bồi thường thiệt hại theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.

Luật sự Phạm Công Út nói thêm, Điều 296 BLHS đã quy định: “Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án biết rõ là trái pháp luật, gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của công dân mà vẫn cố tình ra quyết định thì bị phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.

Do đó, thông qua vụ án này, luật sư Phạm Công Út mong rằng nó sẽ là một sự cảnh tỉnh, chặn đứng việc lạm dụng quy định để ra quyết định trái pháp luậtnhằm né tránh trách nhiệm bồi thường oan sai cho người bị hàm oan.

Trước đây, khi trao đổi với cơ quan báo chí, ông Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND tối cao) đã từng cho rằng: Khoản 1 Điều 25 BLHS có thể là cái phao giúp cơ quan tố tụng đối phó với người bị oan trong trường hợp nóng vội xử lý hình sự nhưng không chứng minh được tội phạm. Mặt khác, cơ quan tố tụng cũng có thể vận dụng tùy tiện quy định này để bỏ lọt tội phạm và người phạm tội thật sự.

Vậy, có hay không việc cơ quan tố tụng tỉnh Đồng Nai đã dùng khoản 1 Điều 25 BLHS làm phao cứu trợ để đối phó với người bị oan và cố tình ra quyết định trái pháp luật đế tránh né trách nhiệm của cơ quan tố tụng đối với người bị oan?

Nếu nhưTrần Bá Đại và Võ Văn Bảy là những người bị oan, thì hậu quả mà 2 người này đã phải gánh chịu sau khi TAND huyện Cẩm Mỹ tuyên án thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm? Và cơ quan tố tụng làm nên oan sai ấy có bị xử lý hay không? Xử lý như thế nào?

Ngọc Thạnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
9 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có hay không việc Viện KSND H.Cẩm Mỹ cố tình ra quyết định trái pháp luật?