Không chỉ xóa sạch lịch trình diễn của các ca sĩ hàng đầu, COVID-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều khía cạnh của ngành công nghiệp âm nhạc.

COVID-19 đã ảnh hưởng ngành công nghiệp âm nhạc như thế nào?

10/04/2020, 08:09

Không chỉ xóa sạch lịch trình diễn của các ca sĩ hàng đầu, COVID-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều khía cạnh của ngành công nghiệp âm nhạc.

Ảnh: Getty

Khi âm nhạc không thể liên kết mọi người

Kể từ khi COVID-19 bùng dịch trên diện rộng từ đầu tháng 3, kinh tế thế giới đã bị giáng một đòn mạnh và ngành công nghiệp âm nhạc trị giá hàng chục tỉ USD cũng không ngoại lệ. Các lễ hội âm nhạc, lưu diễn, chương trình trao giải đều bị hủy hoặc tạm ngưng vô thời hạn do hầu hết các quốc gia phải tuân thủ lệnh tự cách ly. Đây lại là nguồn thu nhập chủ yếu của ngành công nghiệp âm nhạc trong bối cảnh doanh thu bán album, CD liên tục giảm trong vài năm qua.

Các nghệ sĩ bị ảnh hưởng nhiều không kể xiết, từ Madonna, Elton John, Cher cho đến BTS. Coachella – một trong những lễ hội đình đám nhất cùng các lễ trao giải như Billboard Music Awards, iHeart Radio Awards… đều bị hoãn. Nó trực tiếp khiến hàng chục ngàn nhân viên hậu đài thất nghiệp. Đó là chưa tính đến những tổn thất từ việc cho thuê khách sạn, dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm...

Ray Waddell - chủ tịch truyền thông và hội nghị tại Oak View Group, công ty sở hữu Pollstar cho biết: "Có cả một nền kinh tế xung quanh các buổi lưu diễn và mọi người đều bị ảnh hưởng. Ban đầu là nghệ sĩ rồi đến các sân vận động, những nhân viên hậu đài và đại lý du lịch. Các nhà quản lý đang cố gắng làm điều đúng đắn nhất cho các nghệ sĩ của họ - về mặt đạo đức cũng như người hâm mộ”.

Theo Pollstar, ngành công nghiệp âm nhạc ước tính sẽ thu về 12,2 tỉ USD trong năm nay đồng nghĩa với khoản thất thoát 8,9 tỉ USD. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi nếu đại dịch kết thúc sớm hơn.

Streaming giảm

Làm tại nhà và nghỉ học sẽ khiến mọi người nghe nhạc nhiều hơn? Không hề.

Music Business Worldwide cho biết lượt phát của Spotify Top 200 đã giảm 11% xuống còn 226 triệu lượt phát trong tuần thứ 2 của tháng 3. Đây là lúc Mỹ và hàng loạt quốc gia châu Âu khác ban bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa các cửa hàng, quán bar, trường học và buộc người dân phải thực hành giãn cách xã hội và ở trong nhà.

Chưa hết, doanh thu từ việc buôn bán sản phẩm âm nhạc cũng giảm: album (giảm 27,6%), album kỹ thuật số (giảm 12,4%) và đĩa đơn (giảm 10,7%).

Trong khi đó, hình thức video streaming tăng mạnh. Lượng streaming của các kênh như Netflix, Amazon Prime, Hulu, Disney+… đã tăng 101% so với tuần đầu tháng 3. Điều này cho thấy khi ở nhà, hầu hết mọi người thích xem phim hơn là nghe nhạc.

Mặc dù vậy, thú vị là hình thức radio lại được ưa chuộng. Tại Anh, đài BBC cho biết lượt nghe radio đã tăng 18% vào giữa tháng 3. Điều tương tự cũng diễn ra với Global – công ty sở hữu hai kênh nổi tiếng Capital FM và LBC 97.3.

Tại Mỹ, Tom Poleman – giám đốc của iHeart Radio cho biết công ty này đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể cho việc sử dụng các kênh radio của mình trên loa thông minh (30%), TV thông minh (22%) và trang web của nó (20%).

Hỗ trợ nghệ sĩ

Bandcamp là một trong những công ty đầu tiên thúc đẩy hỗ trợ các nghệ sĩ bằng cách tạm thời chia sẻ doanh thu từ ngày 20.3 và cho phép mọi khoản tiền chi tiêu trên nền tảng này được phân phối trực tiếp đến nghệ sĩ.

Spotify đã tung ra chương trình Spotify Covid-19 Music Relief. Theo đó, công ty này sẽ liên kết các quỹ cứu trợ uy tín như MusiCares, PRS Foundation và Help Musicians cho những cá nhân/tổ chức trong ngành công nghiệp âm nhạc đang gặp khó khăn bởi COVID-19. Bên cạnh đó, Spotify còn quyên góp 10 triệu USD tiền mặt.

Đối thủ của Spotify là Apple Music cũng vừa tung ra gói cứu trợ trị giá 50 triệu USD nhằm bảo đảm các nghệ sĩ của họ được trả tiền đầy đủ. Theo Rolling Stone, các công ty âm nhạc độc lập kiếm được ít nhất 10.000 USD mỗi quý trên Apple Music và có thỏa thuận phân phối trực tiếp sẽ đủ điều kiện nhận các khoản tạm ứng tiền bản quyền.

“Đây là thời điểm khó khăn cho ngành công nghiệp âm nhạc trên toàn cầu. Sinh kế bị ảnh hưởng nghiêm trọng với nhiều nguồn thu nhập mà ngành công nghiệp của chúng tôi phụ thuộc biến mất chỉ sau một đêm. Apple có lịch sử sâu rộng, kéo dài hàng thập kỷ với âm nhạc và chúng tôi tự hào được hợp tác chặt chẽ với các công ty và nghệ sĩ giỏi nhất trên thế giới. Chúng tôi muốn giúp đỡ”, lá thư của Apple viết.

Mai Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19 đã ảnh hưởng ngành công nghiệp âm nhạc như thế nào?