Khoảng một tuần sau khi chính quyền quận Tân Bình thực hiện xong đợt cưỡng chế cuối cùng “vườn rau Lộc Hưng” phường 6, quận Tân Bình, hơn 100 hộ dân sinh sống và sử dụng đất tại khu vực này đã làm đơn kêu cứu gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cơ quan thẩm quyền trung ương và TP. HCM cùng báo chí.

Cưỡng chế ‘vườn rau Lộc Hưng’: Người dân gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Trung ương

Theo Người đô thị | 21/01/2019, 12:34

Khoảng một tuần sau khi chính quyền quận Tân Bình thực hiện xong đợt cưỡng chế cuối cùng “vườn rau Lộc Hưng” phường 6, quận Tân Bình, hơn 100 hộ dân sinh sống và sử dụng đất tại khu vực này đã làm đơn kêu cứu gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cơ quan thẩm quyền trung ương và TP. HCM cùng báo chí.

Ngày 17.1.2019, người dân Lộc Hưng đã cùng nhau mang đơn kêu cứu khẩn cấp đến một số cơ quan Nhà nước tại TP.HCM. Tại trụ sở Ban tiếp công dân thành phố (thuộc Văn phòng UBND TP.HCM), đại diện cơ quan này đãtiếp xúc với 5 người, đại diện cho 172 hộ dân hiện diện tại Bantiếp công dân thành phố (theo số liệu ghi trong biên bản tiếp công dân).

Cũng theo biên bản tiếp công dân, đại diện các hộ dân đề nghị lãnh đạo thành phố tiếp bà con tại khu vườn rau Lộc Hưng - phường 6 quận Tân Bìnhđể giải quyết ngay việc cưỡng chế khoảng 200 căn nhà vào ngày 4 và 8.1.2019.

Đại diện Ban tiếp công dân thành phố ghi nhận ý kiến và sẽ xem xét xử lý theo quy định. Cuộc tiếp xúc diễn ra từ 8g đến 8g15p cùng ngày.

Một trong năm đại diện tham gia cuộc tiếp xúc là bà Nguyễn Thị Thái, cũng là hộ cuối cùng có nhà bị lực lượng cưỡng chế giật sập. “Tôi không dám nhìn”, bà Thái bần thần. Người đàn bà 64 tuổi gắn bó với vườn rau từ khi theo cha mẹ di cư vào Nam năm 1954. Bà lớn lên ở đây. Lấy chồng ở đây. Sinh con cũng ở đây. 6 người con, 5 đứa cháu cũng thế.

Bà Nguyễn Thị Thái vẫn còn bàng hoàng sau sự việc

Ngồi bên đống đồđạc ngổn ngang, bà cho biết gia đình không nhận được “miếng giấy” (thông báo cưỡng chế - PV) từ chính quyền. Đồ đạc chạy không kịp. Cái gì còn cái gì mất cũng không biết. Từ thuở cha sanh mẹ đẻ mới “thấy” cảnh màn trời chiếu đất. Không biết nương tựa vào đâu. Hai vợ chồng đã lớn tuổi. Sống nay chết mai. Chỉ thương đàn con đàn cháu không biết bám víu vào đâu. 5 cháu, 6 con chưa kể dâu rể đều sống cùng với vợ chồng già.

“Tôi khổ thì mọi người cũng khổ”, bà Thái nghẹn ngào, không biết nói gì thêm.

“Ngoài đường” là nơi tá túc của gia đình bà Ngô Thị Nga khi chỉ còn non tháng nữa là đến Tết cổ truyền. Bà về làm dâu Vườn rau Lộc Hưng từ năm 1986. Trồng rau mà sống. Trải qua hàng chục năm canh tác, đất đai ngày càng bạc màu, chưa kể cánh đồng thường xuyên ngập úng do nước mưa, nước thải…

Không thể tiếp tục canh tác, năm 2012 gia đình cất nhà trọ cho thuê, làm kế sinh nhai. Cũng như bà Thái, bà Nga cho biết không nhận được thông báo từ chính quyền trước khi tiến hành cưỡng chế. “Còn tí xà bần cũng không bán được. Tiền nhận rồi phải trả lại vì xe của bên mua không được phép vào”, bà Nga uất ức.

Bà Ngô Thị Nga chưa biết những ngày Tết tới đây sẽ nương náu chỗ nào

Gương mặt thứ ba là Nguyễn Ngọc Khánh, chủ động tiếp xúc với phóng viên. Người đàn ông tái nhợt, hom hem hơn nhiều so với tuổi 50. Làm rể vườn rau, hai vợ chồng được bên vợ chia hơn trăm mét đất, cất vài phòng trọ. Khoản thu nhập này giúp ông trang trải phần nào chi phí chạy thận nhân tạo tại một bệnh viện công. Vợ ông làm lao công trường học. Tương lai bất trắc chờ đợi bệnh nhân này.

Còn nhiều, còn nhiều nữa những gương mặt lam lũ lướt qua những đống đổ nát ngổn ngang. Một số gia đình đã tản mác đi đâu không rõ. Hàng xóm láng giềng vội vã giã biệt nhau. Nhưng cứ đến cuối tuần thì họ lại lục tục trở về, rì rầm cầu nguyện trước đài Đức Mẹ. Công trình duy nhất còn vẹn nguyên trên “vườn rau Lộc Hưng”.

Tòa soạn sẽ tiếp tục phản ánh đa chiều vụ việc này khi có diễn biến mới.

Chùm ảnh những gì còn sót lại sau cuộc cưỡng chế“vườn rau Lộc Hưng”:

8 hộ dân nhận hỗ trợ đợt 1 hơn 8 tỉ đồng

TheoSài Gòn Giải Phóng,chiều 19.1, UBND phường 6 (quận Tân Bình) đã tổ chức chi trả tiền hỗ trợ đối với các hộ dân canh tác trong khu đất vườn rau, được quy hoạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng cụm trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia.Buổi chi trả có sự tham gia của 8 hộ dân và đại diện UBND quận Tân Bình, UBND phường 6 cùng ngân hàng trực tiếp chi trả tiền mặt cho người dân.

Tính đến cuối giờ chiều 19.1, đã có 8 hộ dân canh tác lâu năm ở khu đất vườn rau (trên tổng diện tích 2.273m2) ký nhận hỗ trợ với tổng số tiền 8,03 tỷ đồng. Đây là số tiền hỗ trợ đợt 1 (50%) nên các hộ dân này sẽ tiếp tục nhận một số tiền tương ứng, được chi trả sau Tết Nguyên đán 2019.Bên cạnh số tiền hỗ trợ nêu trên, chính quyền địa phương còn có phần hỗ trợ dịp tết trị giá 6 triệu đồng/hộ (gồm 5 triệu đồng tiền mặt và một túi quà trị giá 1 triệu đồng).

Riêng các hộ có hoa màu bị hư hỏng trong đợt tháo dỡ công trình xây dựng trái pháp luật vừa qua, phường cũng hỗ trợ 5 trường hợp với tổng số tiền 66 triệu đồng.Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 50 hộ dân kê khai nhận hỗ trợ. Đối với những hộ chưa thực hiện kê khai, UBND phường 6 sẽ cử người đến tận nhà tặng quà tết từng gia đình, bằng mức hỗ trợ đối với những hộ đã kê khai, nhận hỗ trợ (là phần quà trị giá 6 triệu đồng/hộ).

BTV

Bài, ảnh:Thượng Tùng - Mai Kỳ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cưỡng chế ‘vườn rau Lộc Hưng’: Người dân gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Trung ương