Hiện nay, những thông tin tích cực về phòng chống dịch Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố khiến người dân yên tâm hơn, đặc biệt khi Việt Nam công bố phác đồ điều trị hiệu quả bệnh này.

Đã đến lúc cho học sinh đi học được chưa?

Hải Yến | 20/02/2020, 18:05

Hiện nay, những thông tin tích cực về phòng chống dịch Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố khiến người dân yên tâm hơn, đặc biệt khi Việt Nam công bố phác đồ điều trị hiệu quả bệnh này.

Có nên chohọc sinh nghỉ thêm nữa không?

Hàng loạt những thông tin về bệnh nhân nhiễm căn bệnh Covid-19 đã hồi phục sức khỏe, xuất viện; Việt Nam công bố có phác đồ điều trị hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này; WHO đánh giá cao Việt Nam trong việc xử lý dịch bệnh...khiến người dân yên tâm hơn. Chính vì thế việc đánh giá, xác định tình hình dịch bệnh Covid-10 để các cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra quyết định cho học sinh trở lại trường trong thời điểm này là cực kỳ quan trọng.

Trong 4 địa phương có người nhiễm dịch bệnh Covid-19, tính đến sáng nay20.2 thì tỉnh Khánh Hòa đã đủ điều kiện công bố hết dịch, Thanh Hóa cũng đã đủ điều kiện công bố hết dịch. TP.HCMcũng đã công bố không còn bệnh nhân mắc, và Vĩnh Phúc nhiều ngày nay cũng không phát hiện thêm ca bệnh mới. Trong khi đó, những bệnh nhân cũ đã có nhiều người khỏi bệnh, được xuất viện, những bệnh nhân còn lại đang được điều trị có tiến triển khá tốt. Còn tại Hà Nội, đây là ngày thứ 3 liên tiếp ghi nhận không có ca bệnh nghi ngờ mới nào.

Câu hỏi đặt ra trong lúc này là học sinh, sinh viên trên cả nước đã đồng loạt đi học trở lại được chưa?

Hiện nay, phụ huynh và học sinh, nhà trường đều chờ đợi một thông báo cụ thể nhất để có thể chuẩn bị một cách tốt nhất nhằmhoạt động lại trường lớp. Theo nhiều chuyên gia, có lẽ dù vẫn còn nhiều phụ huynh chưa thực sự hết lo lắng nhưng nếu tình hình dịch bệnh mà kiểm soát được, các tỉnh không còn người có bệnh Covid-19 nữa thì các địa phương nên cho học sinh, sinh viên đi học trở lại lớp. Dù ai cũng biết rằng sự an toàn của con người, nhất là đối với học sinh, sinh viên là vô cùng quan trọng với bất kỳ gia đình, địa phương nào, nhưngnếu không phát hiện thêm ca bệnh mới nào thì nên tổ chức đi học trở lại cũng là điều phù hợp. Hàng chục ngàn ngôi trường, hơn 22 triệu học sinh, sinh viên, hơn 1 triệu cán bộ, nhân viên, giáo viên ở các nhà trường có liên quan mật thiết với rất nhiều ngành nghề khác nữa đang bị ảnh hưởng bởi việc nghỉ học.

Cho dù các phương án học online, học qua truyền hình có được triển khai, thực hiện tốt thì cũng chỉ là giải pháp tình thế. Không phải lớp học nào, môn học nào cũng có thể tổ chức dạy và học online được. Đối với học sinh, cũng không phải em nào cũng có động lực, tự chủ học tập khi ở nhà cho dù cha mẹ luôn nhắc nhở, động viên.

Trên thực tế, trừ Trung Quốc, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, các nước khác không đóng cửa trường hàng loạt dù có nhiều trường hợp nhiễm Covid-19. Kể cả Nhật Bản là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất với gần 200 ca nhiễm nhưng họ vẫn không đóng cửa trường học hàng loạt.

Cần có một giải pháp cụ thể, dài hơi​

Trao đổi với phóng viên, PGS-TS tâm lý Trần Thu Hương cho biết yếu tố tâm lý của phụ huynh rất quan trọng. Bà Hương nóibản thân sẵn sàng cho con đến trường thời điểm này bởi việc vệ sinh trường lớp đang được 63 tỉnh, thành phố đặt ở mức cao nhất. "Các phụ huynh nên biết rằng nếu cứ cố chấp việc nghỉ học thêm, người chịu ảnh hưởng cũng chính là con trẻ. Không ai muốn cảnh giữa tháng 6 “nắng như đổ lửa” lại cho con đến trường học. Rồi cũng không ai đành lòng để áp lực học tập, thi cử, kết thúc năm học đè lên vai con trẻ" - bà Hương nói.

PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng việc cho học sinh nghỉ học không phải là giải pháp lâu dài,học online không thể thay thế hoàn toàn việc các học sinh đến lớp tương tác với nhau. "Hiện nay Việt Nam đang kiểm soát rất tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, nếu ngành giáo dục tiếp tục cho học sinh nghỉ thì hơn 22triệu học sinh, sinh viên và hàng triệu thầy cô giáo sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc lựa chọn cho học sinh nghỉ học hàng loạt không phải là giải pháp dài hơi, ngành giáo dục cần có kịch bản ứng phó hợp lý hơn thay vì các trường cho học sinh nghỉ liên tục hoặc mạnh ai nấy làm".

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay rất nhiều trường đã tổng vệ sinh, gấp rút triển khai các biện pháp chủ động để đón học sinh trở lại trường khi có quyết định từ Sở GD-ĐT. Cô Nguyễn Việt Hoa - Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Bá (TP.Thái Bình) cho biết trường có khoảng gần 2 ngàn học sinh, ngay trong kỳ nghỉ chống dịch, thông qua sổ liên lạc điện tử, giáo viên chủ động kết nối với từng phụ huynh nhắc nhở quản lý con em mình; duy trì giao bài tập làm ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên. "Nhà trường hiện nay đã đảm bảo vệ sinh trường lớp để có thể đón các con đến lớp một cách an toàn nhất. Tại các vị trí dễ nhìn, dễ tiếp cận đều dán những thông báo hướng dẫn học sinh, giáo viên cách phòngchống dịch, đồng thời đã trang bị khá đầy đủ dung dịch rửa tay khi vào lớp học" - cô Hoa cho hay.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Đề - Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD-ĐT),hiện nay đã có nhiều tỉnh thành thông báo đủ đảm bảo an toàn để học sinh đi học trở lại. Hà Nội và nhiều địa phương khác trên cả nước đều đang làm rất tốt công tác chống dịch và không phát hiện ca nhiễm nào.

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay việc cho học sinh đi học trở lại là chuyện hết sức bình thường, an toàn và không có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các chuyên gia về nhi khoa cũng cho rằng trong quá trình học tập tại trường, thầy cô nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu ho, sốt, đau đầu, sổ mũi hay khó thở… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Qua đó kiểm tra kỹ và xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh, có biện pháp cách ly, theo dõi (trong trường hợp trẻ nhiễm bệnh). Nhà trường, cơ sở giáo dục cần thông tin, giảng dạy cho các em thêm hiểu biết về tình hình dịch bệnh Covid-19 và thường xuyên cập nhật để các em hiểu, biết cách phòng tránh.

Dạ Thảo
Bài liên quan
ĐBQH: Nhiều giáo viên đang 'ngại' xử lý vi phạm của học sinh
ĐBQH cho rằng đang thiếu các quy định về bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều giáo viên né tránh, ngại xử lý vi phạm của học sinh, hạn chế trao đổi thông tin đối với gia đình và học sinh...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đã đến lúc cho học sinh đi học được chưa?