Các nhà khoa học ở Đại học Chicago, Mỹ, đã ứng dụng các phương pháp mới trong lập mô hình để xác định diện tích bề mặt Trái đất trước khi xảy ra vụ va chạm 60 triệu năm trước.

Đã xác định được phần lớn vỏ Trái đất chìm đi đâu

15/10/2016, 17:59

Các nhà khoa học ở Đại học Chicago, Mỹ, đã ứng dụng các phương pháp mới trong lập mô hình để xác định diện tích bề mặt Trái đất trước khi xảy ra vụ va chạm 60 triệu năm trước.

Ảnh minh họa.

Chừng 60 triệu năm trước đã xảy ra một vụ va chạm mà hiện nay các nhà khoa học cho là lớn nhất trong lịch sử Trái đất, khi đó, mảng kiến tạo Ấn Độ đã va vào mảng kiến tạo Á - Âu. Đồng thời, các nhà khoa học ghi nhận rằng hiện tại vẫn diễn ra sự “giằng co” giữa các mảng kiến tạo và vài triệu năm sau sự va chạm nói trên đã ban tặng cho loài người dãy núi Himalaya.

Một công trình nghiên cứu mới chứng minh rằng do cú va chạm mạnh không chỉ đất đá trồi lên thành núi mà đất còn chìm nghỉm vào lớp manti của vỏ Trái đất.

Các nhà khoa học ở Đại học Chicago, Mỹ, đã ứng dụng các phương pháp mới trong lập mô hình để xác định diện tích bề mặt Trái đất trước khi xảy ra vụ va chạm 60 triệu năm trước. Dựa trên những kết quả thu được vào thời điểm này, các nhà khoa học cho rằng một diện tích khổng lồ của hai mảng kiến tạo đó đã biến mất. Nhà nghiên cứu Michela Ingalskaya khẳng định họ đã xác định được rằng một nửa khối lượng kiến tạo đã biến mất khỏi bề mặt Trái đất.

Các tác giả của công trình nghiên cứu trên giải thích thêm: khi các mảng kiến tạo va đập vào nhau, vì những thuộc tính của mình mà vỏ lục địa trồi lên, mỏng đi một vài lần, còn phần vỏ dầy chặt hơn lại chìm xuống, rơi vào lớp manti của Trái đất. Đó chính là lớp địa chất ngăn cách bề mặt đất với nhân của Trái đất.

Những kết quả nghiên cứu này đã gây tiếng vang trong giới khoa học với các cuộc tranh luận sôi nổi, nhưng các nhà khoa học tin rằng giả thiết của họ cũng giúp giải thích nguyên nhân núi lửa thường phun ra các nguyên tố như urani và chì.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đã xác định được phần lớn vỏ Trái đất chìm đi đâu