Đặc quyền Luật sư-Thân chủ và học thuyết sản phẩm công việc được áp dụng trong tranh tụng và các tố tụng khác khi luật sư có thể là người làm chứng hoăc bị yêu cầu cung cấp bằng chứng liên quan đến thân chủ của mình.

Đặc quyền luật sư và thân chủ dưới góc nhìn của luật Mỹ

1 | 19/06/2017, 10:45

Đặc quyền Luật sư-Thân chủ và học thuyết sản phẩm công việc được áp dụng trong tranh tụng và các tố tụng khác khi luật sư có thể là người làm chứng hoăc bị yêu cầu cung cấp bằng chứng liên quan đến thân chủ của mình.

Đặc quyền Luật sư -Thân chủ thực sự là gì?

Đặc quyền giữa Luật sư-Thân chủ là học thuyết lâu đời nhất của hệ thống luật Anglo - Saxon, được hình thành từ thế kỷ 16 dưới thời nữ hoàng Elizabeth đệ nhất. Nền tảng của nguyên tắc này là ngăn chặn bất kỳ lời khai nào của luật sư chống lại thân chủ của chính mình và đảm bảo người tìm kiếm lời tư vấn hoặc hỗ trợ từ luật sư không có bất kỳ sự sợ hãi nào về bí mật của mình sẽ bị tiết lộ cho người thứ 3. Với đảm bảo này, thân chủ có thể nói chuyện một cách thẳng thắn và tiết lộ tất cả các thông tin liên quan cho luật sư của mình và các thông tin này được coi là thông tin bảo mật. Về lý thuyết, sự trung thực và vô tư này sẽ giúp các luật sư đưa ra các lời khuyên chính xác và hợp lý hơn. Trên thực tế, khi được trang bị đầy đủ kiến thức và thông tin, các luật sư sẽ hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp của mình, trung thành với thân chủ và góp phần vào việc đảm bảo công lý. Hệ quả của đặc quyền này trên thực tế là: Luật sư không thể bị ép buộc hoặc tự nguyện tiết lộ thông tin bảo mật giữa thân chủ với mình.

Theo pháp luật Mỹ, đặc quyền giữa Luật sư-Thân chủ được quy định trong các lĩnh vực pháp lý khác nhau. Đặc quyền giữa Luật sư-Thân chủ bao gồm: (i) Đặc quyền Luật sư-Thân chủ; (ii) Học thuyết sản phẩm công việc (work product doctrine); (iii) Nghĩa vụ đạo đức trong bảo mật thông tin khách hàng.

Đặc quyền Luật sư-Thân chủ và học thuyết sản phẩm công việc được áp dụng trong tranh tụng và các tố tụng khác khi luật sư có thể là người làm chứng hoăc bị yêu cầu cung cấp bằng chứng liên quan đến thân chủ của mình. Học thuyết sản phẩm công việc là các văn bản được luật sư chuẩn bị phục vụ các vụ án/ vụ việc liên quan đến thân chủ.

Nghĩa vụ đạo đức trong bảo mật thông tin khách hàng được áp dụng cho các tình huống không phải tranh tụng trước toà. Nghĩa vụ này được áp dụng đối với tất cả các thông tin liên quan đến việc đại diện bao gồm các quan sát của luật sư, trao đổi giữa luật sư với bên thứ ba. Toà án không thể đưa ra các yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến đặc quyền Luật sư-Thân chủ, nhưng toà có thể yêu cầu tiết lộ các thông tin thuộc nghĩa vụ đạo đức trong bảo mật thông tin khách hàng.

Các yếu tố của đặc quyền

Đặc quyền được định nghĩa với 8 yếu tố như sau: “(1) Khi thân chủ tìm kiếm các tư vấn pháp lý từ (2) nhà tư vấn chuyên nghiệp, (3) các thông tin liên hệ liên quan đến vấn đề tư vấn này (4) được trao đổi riêng tư (5) từthân chủ, (6) được bảo vệ vĩnh viễn khỏi sự tiết lộ (7) từ hai bên, trừ khi (8) đặc quyền này được từ bỏ.

Đặc quyền Luật sư-Thân chủ được hình thành một khi mối quan hệ giữa Luật sư-Thân chủ tồn tại. Điều này có nghĩa là, đặc quyền chỉ được đảm bảo khi và chỉ khi các bên đồng ý về việc đại diện pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích cho thân chủ. Hầu hết các vụ việc trên thực tế, việc xác định mối quan hệ giữa Luật sư-Thân chủ thường bằng một văn bản thông báo từ phía luật sư rằng họ sẽ đại diện cho thân chủ cho một vấn đề cụ thể hoặc bằng thông báo sự hiện diện của luật sư thay mặt cho thân chủ tại toà.

Các thông tin bảo mật giữa Luật sư-Thân chủ là các trao đổi từ thân chủ gửi tới luật sư và ngược lại. Các trao đổi này phải được thực hiện trong sự riêng tư nhất định. Trao đổi giữa Luật sư-Thân chủ có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Luật Mỹ quy định một hành động hay không hành động nhỏ nhất ví dụ như im lặng hoặc gật đầu, có thể được coi là trao đổi riêng tư. Tuy nhiên, các thông tin trao đổi được thu thập từ các nguồn khác sẽ không được bảo vệ dưới đặc quyền này.

Thân chủ là người nắm giữ đặc quyền, và là người duy nhất có thể từ bỏquyền này. Luật Mỹ nhấn mạnh, thông tin được tiết lộ từ thân chủ là “tài sản” sở hữu của thân chủ, không phải của luật sư. Vì vậy, luật sư bị cấm tiết lộ các thông tin bảo mật này, trừ trường hợp được sự cho phép của thân chủ hay các ngoại lệ được bàn dưới đây.

Các trường hợp ngoại lệ

Đặc quyền Luật sư -Thân chủ sẽ không bảo vệ các thông tin trao đổi riêng tư trong các trường hợp như sau:

Khi thân chủ tìm kiếm lời khuyên từ các luật sư nhằm phục vụ cho việc phạm tội, lừa đảo trong tương lai.
Thông tin trao đổi riêng tư liên quan đến việc tranh chấp giữa luật sư và khách hàng trong các vụ kiện sơ xuất chuyên môn.
Thông tin trao đổi riêng tư về tranh chấp giữa các bên liên quan đến thân chủ đã khuất. Ví dụ: thừa kế
Thông tin trao đổi giữa các cựu thân chủ mà hiện tại là các bên đối nghịch.
Luật điều chỉnh:

Luật tố tụng dân sự có các điều khoản điều chỉnh ví dụ Các sản phẩm công việc được bảo vệ không tuyệt đối. Nghĩa là khi các bên liên quan đưa ra được lý do hợp lý cho sự cần thiết phải tiết lộ sản phẩm công việc hoặc các bên liên quan không thể có được những văn bản này bằng mọi cách và nếu như không có thông tin này trong tay, thẩm phán có thể trao một phán quyết không công bằng, toà án có thể ra lệnh cung cấp thông tin từ các sản phẩm công việc. Luật Bằng chứng Mỹ quy định các thông tin được tiết lộ từ đặc quyền Luật sư-Thân chủ không được sự đồng tình của thân chủ sẽ được coi là bằng chứng không được chấp thuận. Khi bằng chứng không được chấp thuận, Thẩm phán sẽ không trình trước bồi thẩm đoàn và cũng không sử dụng bằng chứng này trong phán quyết.

Luật Đạo đức nghềnghiệp luật sư là văn bản điều chỉnh toàn diện về thông tin giữa luật sư và khách hàng. Một luật sư có hành vi tiết lộ thông tin bảo mật có thể đối mặt với một trong các hậu quả do Toà án hoặc Đoàn luật sư địa phương quyết định. Các chế tài bao gồm: Cảnh cáo, đình chỉ, khai trừ khỏi đoàn luật sư (đây là hình phạt nặng nhất, bởi đối với một luật sư bị thu hồi chứng chỉ luật sư là dấu chấm hết cho sự nghiệp của mình); Nếu các thông tin tiết lộ gây thiệt hại đến thân chủ, luật sư sẽ phải bồi thường theo mức độ thiệt hại.

Liên hệ với Việt Nam

Giống Hiến pháp Mỹ, Quy trình tố tụng công bằng là một trong những quyền công dân được bảo vệ trong Hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam quy định tại điều 31, điều 102 và điều 103 đảm bảo quyền được bào chữa và quyền “một ngày trên toà” của công dân. Khi bảo vệ thân chủ của mình, luật sư cần phải có đủ thông tin để đưa ra các nhận định và lời khuyên chính xác. Có được những thông tin này đòi hỏi luật sư phải có niềm tin từ thân chủ của mình, niềm tin chỉ được đảm bảo khi luật sư có đặc quyền từ chối tiết lộ thông tin. Đặc quyền này đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận tại Điều 9 Luật Luật sư 2012, và được khẳng định tuyệt đối tại Điều 73 BLTTHS 2015 và Quy tắc đạo đức luật sư Việt Nam. Nói rộng ra, pháp luật Việt Nam đặc quyền này cũng đưuwọc pháp luật Việt Nam thừa nhận trong quan hệ vợ chồng. Theo cùng một lập luận về tố giác tội phạm, vợ chồng có nên tố giác lẫn nhau? Hơn nữa, luật sư là người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ của mình đảm bảo đúng người đúng tội, chứ không phải là người che giấu hay cố gắng giảm nhẹhình phạt. Đặc quyền này cũng giúp luật sư có được sự tựdo tìm kiếm các phương thức bảo vệthân chủ của mình theo đúng trình tự pháp luật. Một khi gán tội, không ai dám hành nghề luật, không luật sư nào dám bảo vệthân chủ của mình trước toà. Điều này sẽ khiến nguyên tắc tố tụng công bằng không được đảm bảo, dẫn đến việc vi phạm quyền công dân theo quy định của hiến pháp. Nếu hiểu luật sư là người chuyên đi cãi nhưng lại phải tố giác chính thân chủ mình, nhất là khi mà họ tin tưởng, trông cậy vào luật sư nên họ vừa đặt bút ký Hợp đồng DVPL, giấy yêu cầu luật sư chưa ráo mực thì luật sư lại phải tố giác họ là cách nhìn nhận phiến diến diện, một chiều và thiếu hiểu biết đầy đủ vềnghề luật sư bởi Luật sư được mệnh danh là người canh giữ công lý. Xin hãy để luật sư được làm đúng vai trò và bổn phận cao đẹp của mình!

Mary Nguyễn (theo LSVNO)

(Nguyên cựu học viên Học viện Tư pháp Việt Nam)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đặc quyền luật sư và thân chủ dưới góc nhìn của luật Mỹ