Khi đại diện Viện Kiểm sát đề nghị cơ quan chức năng xem xét việc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm đối với bà Trần Ngọc Bích và ông Trần Quí Thanh, bà Bích đã gửi lời cảm ơn đến công tố viên tại tòa và nói rằng chỉ có như vậy mới tìm ra sự thật là gia đình mình không phạm tội.

Đại án 9.000 tỉ: Bị đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự, GĐ Tân Hiệp Phát cảm ơn VKS

Hồ Phước Đông | 13/01/2017, 20:39

Khi đại diện Viện Kiểm sát đề nghị cơ quan chức năng xem xét việc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm đối với bà Trần Ngọc Bích và ông Trần Quí Thanh, bà Bích đã gửi lời cảm ơn đến công tố viên tại tòa và nói rằng chỉ có như vậy mới tìm ra sự thật là gia đình mình không phạm tội.

Chiều 13.1, phiên xử phúc thẩm đại án 9.000 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục diễn ra.

Trước đó, trong phần nêu quan điểm của mình, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) cho rằng để có thể chuyển 5.190 tỉ ra khỏi VNCB, ông Danh và thuộc cấp đã nhận được trợ giúp từ cha con ông Thanh, bà Bích.Tuy nhiên, việc cấp sơ thẩm không xem xét trách nhiệm hình sự của các cá nhân Trần Quí Thanh(Chủ tịch Tân Hiệp Phát), Trần Ngọc Bích (Giám đốc Tân Hiệp Phát)là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.Qua đó đề nghị cấm xuất cảnh đối với hai người này để phục vụ công tác điều tra, xét xử của vụ án.

Tại phiên tòa này, bà Trần Ngọc Bíchđã trình bày phần tranh luận của mình. Bà Bíchgửi lời cảm ơn tới công tố tại tòa và nóirằng chỉ có điều tra kỹmối quan hệ vay mượn giữa bà, ông Thanh và ông Danh mới tìm ra được sự thật. Bà Bích cho rằng mình và ông Thanh chỉ có quan hệ vay mượn với bà Trang "phố núi" (tức Phạm Thùy Trang) chứ không làm ăn với ông Danh. Chiều ngược lại, ông Danh khẳng định đã gặp trực tiếp, nói chuyện và đàm phán với ông Thanh về các khoản vay. Bản án sơ thẩm cũngghi rõ, Phạm Công Danh nhiều lần chỉ đạo thuộc cấp chuyển hàng ngàn tỉ đồng vào tài khoản ông Thanh.

Nói đến việc bị cấm xuất cảnh, bà Bích khẳng định: "Gia đình tôi bị mất tiền nên sẽ ở đây để đòi chứ sao phải bỏ đi đâu". Bà Bích nói rằng cho dùkhông cấm xuất cảnh thì bà và ông Thanh cũng không ra nước ngoài mà ở lại để "đòi tiền của gia đình".

Bà Bích khẳng định mình cùng ông Trần Quí Thanhluôn muốn hợp tác với cơ quan điều tra để tìm ra sự thật. Cũng trong phiên tòa này, bà Bích cho biết gia đình bàcòn gửi hàng ngàn tỉ ở nhiều ngân hàng khác chứ không riêng gì VNCB. Số tiền 5.190 tỉ đồng mà ông Danh chỉ đạo thuộc cấp chuyển cho ông Thanh đã bị phiên sơ thẩm tuyên phải thu hồi vì đây là tang vật của vụ án.

Về 6 sổ tiết kiệm của ông Phục, bà Trang và bà Dung, đại diện của ba người nàyđề nghị được giải bỏ kê biên, trả lại 6 sổ cùng tiền lãi phát sinh. Người đại diện của họ cho rằng không hề có chuyện vay 300 tỉ và thế chấp 6 sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, trước đó bị cáo Phạm Công Danh nóirằng việc chuyển 300 tỉ không hồ sơ vay là thỏa thuận giữa mình và ông Thanh (người được cho là chủ sở hữu thật của số tiền trong 6 sổ tiết kiệm).

Bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) cũng cho rằng: "Nếu không vay mượn thìsao họkhông lấy sổ tiết kiệm về mà lại để ở VNCB. Nếu không có sổ, họ sẽkhông được rút tiền lãi hàng tháng từ số tiền hàng trăm tỉ đồng. Họ đã đồng ý về mặt ý chí ở khoản vay 300 tỉ này, song nợ chứng từ".

Cả ba người sở hữu 6 sổ tiết kiệm này từng thừa nhận với cơ quan điều tra và tại phiên sơ thẩm rằngsố tiền trong 6 sổ tiết kiệm này là của ông Thanh. Chính ông Thanh và luật sư của mình cũng khai nhận như thế tại cơ quan điều tra và phiên tòa hôm nay.

Phiên tòa tạm dừng và sẽ tiếp tục vào ngày 16.1. Dự kiến phiên tòa sẽ kết thúc vào ngày 25.1.

Hồ Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại án 9.000 tỉ: Bị đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự, GĐ Tân Hiệp Phát cảm ơn VKS